chuyền sản xuất giai đoạn 1 với công suất 200.000 tấn sữa tươi/năm. Lễ khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi, sạch của Tập đoàn TH đã được tổ chức vào ngày 9/7/2013 tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.
pHan Xuân Hoá CHi nHánH nHpT ngHệ an
giải ngân trong quý 3 năm 2013 là 500 tỷ đồng.
Trong buổi lễ khánh thành Nhà máy sữa tươi sạch TH, Tập đoàn TH đã trao tặng 1,5 triệu ly sữa đầu tiên của Nhà máy cho trẻ em nghèo tỉnh Nghệ An và cả nước; 300.000 ly sữa cho trẻ em nghèo 3 tỉnh của nước bạn Lào có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An.
Tính đến hết tháng 6/2013, trang trại bò sữa của dự án có trên 30.000 con, sản lượng đạt gần 300 tấn sữa tươi/ngày. Theo kế hoạch của Tập đoàn TH, số
lượng đàn bò sẽ đạt 137.000 con vào năm 2017, đạt 203.000 con vào năm 2020, cung cấp khoảng 50% nguồn nguyên liệu sữa tươi của cả nước. Đến hết năm 2012, sản phẩm TH true Milk chiếm xấp xỉ 30% sản lượng thị trường sữa tươi tiệt trùng. Tổng doanh thu của TH sau 2 năm hoạt động (2011- 2012) đạt gần 3.000 tỷ đồng.
Hiện tại, Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH có sữa nước (sữa tươi tiệt trùng) bao gồm nhiều dòng sản phẩm như sữa nguyên chất 180ml, sữa ít đường 180ml, sữa
có đường 110ml, sữa hương dâu 180ml và sữa hương sô-cô- la 180ml, sữa tươi tiệt trùng bổ sung collagen; sữa tươi tiệt trùng bổ sung phytosterol; sữa tươi tiệt trùng bổ sung canxi. Cùng với việc khánh thành nhà máy sữa tươi sạch, trong năm 2013 Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH cũng đã cho ra mắt các sản phẩm mới như: sữa chua ăn tự nhiên, sữa chua ăn men sống, sữa chua uống men sống, sữa chua tiệt trùng... phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân./.
Ản
h: H
C s
ưu t
Dự án Giảm thất thoát nước tại Tp.Hồ Chí Minh vừa hoàn thành tháng 6/2013 đã góp phần cung cấp thêm nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho hơn 100 ngàn người tại một số vùng của Tp.Hồ Chí Minh.
Dự án Giảm thất thoát nước Tp.Hồ Chí Minh (dự án) do Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn - TNHH một thành viên (SAWACO) làm chủ đầu tư là tiểu dự án của Dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam tại khoản vay số 4028- VN, sử dụng nguồn vốn vay của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) - Ngân hàng Thế giới (WB) 32,911 triệu USD giải ngân qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và nguồn vốn đối ứng của chủ đầu tư là 11,008 triệu USD; Dự
án có thời gian thực hiện từ năm 2007 đến năm 2013. Tổng mức đầu tư của dự án 44.659.000 USD bao gồm các hạng mục: xây lắp, thiết bị và các dịch vụ tư vấn liên quan. SAWACO sẽ hoàn trả số nợ gốc của khoản vay trong thời hạn 20 năm, trong đó ân hạn 5 năm với mức lãi suất không đổi 5,4%/năm.
Ngày 30/7/2007, SAWACO đã thành lập Ban quản lý Giảm thất thoát nước Sài Gòn để thực hiện dự án. Địa điểm thực hiện của Dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh và tập trung chủ yếu tại các quận 1, 3, 5, 10, 11, Tân Bình và Tân Phú. Dự án thực hiện tái cơ cấu mạng lưới cấp nước, thiết lập các vùng và các khu vực DMA (thiết lập khu vực đồng hồ tổng) để kiểm soát lưu lượng, áp lực và lượng nước thất thoát. Mục tiêu của Dự
án là kiểm soát, đo đạc và phân vùng để giảm thất thoát nước tại những vùng có lượng rò rỉ cao nhất trên địa bàn Thành phố, tạo tiền đề cho việc giảm thất thoát nước ở vùng còn lại theo phương thức có kiểm soát nhằm đạt mục tiêu cơ bản giảm lượng nước thất thoát còn 26% vào năm 2010. Việc giảm thất thoát nước hữu hình (thoát nước do rò rỉ thực tế) và thất thoát vô hình do thất thoát thương mại. Hệ thống đường ống cung cấp nước của toàn thành phố đã có từ hàng chục năm, việc phát hiện các điểm “đen” rò rỉ từ đường ống cũ được tập trung thực hiện tại Dự án để tránh thất thoát hữu hình. Đồng thời dự án cũng góp phần nâng cao năng lực quản lý cấp nước, huấn luyện, chuyển giao công nghệ cho SAWACO và các công ty cổ phần nước khác.