trong quản lý, xử lý tài sản đảm bảo như sau:
Về quản lý tài sản đảm bảo:
Tại một số đơn vị có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị tài sản đảm bảo hình thành sau đầu tư với dư nợ, có đơn vị có số chênh lệch cao và với giá trị đảm bảo rất lớn. Chênh lệch này cho thấy cả về cơ chế xác định giá trị tài sản đảm bảo và việc tổ chức định giá tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập; khi báo cáo đánh giá giá trị tài sản chưa loại bỏ giá trị ảo của tài sản và chưa loại bỏ được giá trị đồng thế chấp cho các tổ chức tín dụng khác.
Việc định giá tài sản đảm bảo phần lớn dựa trên sổ sách mà không xem xét, đánh giá giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm đánh giá đã dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành sau đầu tư và giá trị định giá lại, vì vậy thực tế khi xử lý tài sản đảm bảo hầu hết không thu hồi đủ nợ gốc (theo đán giá của Trung tâm Xử lý nợ NHPT tại Hội nghị tập huấn công tác thu hồi nợ và xử lý nợ vay NHPT tháng 3/2013).
năm gần đây vẫn còn có sai sót. Thông qua việc ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ này, các bên có cơ hội xem xét, chuẩn xác lại các thông tin số liệu mà trong các hợp đồng đã ký trước đây có thể đã để sai sót, thậm chí là làm hợp đồng trước đó bị vô hiệu (có thể vô hiệu toàn bộ, hoặc vô hiệu điều khoản); ví dụ: sai sót về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, về quyền hạn của đại diện pháp nhân khi ký hợp đồng, các sai sót về thời gian ban hành, các số liệu về số vốn vay, lãi suất, số lãi vay, dư nợ vay… các sai sót về xác định giá trị tài sản bảo đảm, giấy tờ quyền sở hữu tài sản…
Trong thực tế, khi tiến hành ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp chuyển đổi đã phát hiện ra nhiều lỗi sai sót nêu trên, nhờ vào đó các bên: Chi nhánh NHPT, khách hàng và cả người liên quan đến khách hàng như cấp trên của chủ đầu tư, người thứ ba liên quan đến nghĩa vụ trong quan hệ vay vốn, bảo lãnh đã thương lượng và ký các hợp đồng điều chỉnh bổ sung để hợp đồng vay vốn, thế chấp được chặt chẽ phù hợp với quy định của pháp luật của NHPT, đảm bảo an toàn vốn cho NHPT.
2. Một trong những vấn đề mà các cán bộ nghiệp vụ cần nắm bắt đó là thông tin về thời điểm mà doanh nghiệp có quan hệ với NHPT làm các thủ tục chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, để theo dõi phát hiện việc các chủ sở hữu cũ và mới của doanh nghiệp không làm thủ tục bàn giao số nợ của NHPT, qua đó có ý kiến đề xuất với Lãnh đạo Chi nhánh làm việc với các bên liên quan và với cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý trong việc ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ của khách hàng cũng như việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với NHPT./.