Về phạm vi điều chỉnh của chính sách TDĐT/TDXK

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 36)

giai đoạn 2008-2012. Với mục đích như vậy, nội dung khảo sát tập trung vào phạm vi điều chỉnh của chính sách TDĐT/TDXK, cơ chế chính sách và hiệu quả của chính sách.

Tại Chi nhánh Đà Nẵng, qua kết quả làm việc của Đoàn, một số nội dung khảo sát đã được làm rõ; nội dung này sẽ trình bày cụ thể trong bài viết. Tuy nhiên, cần thống nhất một số quan điểm làm việc của Đoàn như sau:

Chức năng chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là thực hiện chính sách TDĐT/ TDXK của Nhà nước, là công cụ của Chính phủ để giúp Chính phủ hỗ trợ phát triển một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Để thực hiện nhiệm vụ đó, VDB đã hoạt động với mô hình tổ chức mạng lưới các Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố hoặc khu vực. Mỗi Chi nhánh sẽ

thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo chung từ Hội sở chính. Vì vậy, việc cắt khúc từng Chi nhánh để đánh giá hiệu quả của cả chính sách TDĐT/TDXK là không toàn diện. Vì vậy, bài viết này chỉ trình bày ở tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, không có tính chất đại diện chung cho cả hệ thống.

Về phạm vi điều chỉnh của chính sách TDĐT/TDXK sách TDĐT/TDXK

Thực ra nội dung này chỉ tập trung vào danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu. Việc triển khai danh mục này thuận lợi hay khó khăn hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của thành phố, năng lực chủ đầu tư và các chính sách các Bộ ngành kèm theo.

Thành phố Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế

của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%. Với mục tiêu phát triển nói trên, trong những năm vừa qua nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đóng góp vào sự phát triển của thành phố tập trung vào các lĩnh vực truyền tải điện, cấp nước sạch, đóng tàu, sản xuất giấy bao bì, dệt may,… Sau khi Nghị định số 75/2011/NĐ- CP có hiệu lực, việc triển khai cho vay các dự án mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có xu hướng chậm lại do một số các nguyên nhân sau:

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)