Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 37 - 38)

Vướng mắc về cơ chế cho chính sách là việc điều chỉnh lãi suất, vốn chủ sở hữu tham gia dự án đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng tiền cho vay và cơ chế xử lý rủi ro. Việc thông báo lãi suất TDĐT/TDXK của Nhà nước do Bộ Tài chính thông báo. Trong thời gian vừa qua, việc điều chỉnh lãi suất cho vay rất chậm, không theo kịp diễn biến lãi suất của thị trường. Có

thời điểm lãi suất cho vay của VDB quá thấp tạo ra quá nhiều rủi ro cho VDB nhưng ngược lại có thời điểm quá cao làm ảnh hưởng đến mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước.

Điều kiện vốn chủ sở hữu 20% khó thực hiện đối với các đơn vị sự nghiệp có thu để đầu tư dự án y tế, giáo dục bởi vì các đơn vị này không có vốn chủ sở hữu như các doanh nghiệp. Quy trình và tiến độ phê chuẩn khoanh nợ, xóa nợ, bán nợ của Bộ Tài chính quá chậm. VDB không cho vay bằng đồng ngoại tệ cũng tạo khó khăn cho chủ đầu tư khi nhập khẩu thiết bị.

Mặc dù việc khai thác nguồn vốn TDĐT/TDXK của Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn khiêm tốn. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay của Chi nhánh tập trung vào các dự án truyền tải điện và Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 có tác dụng thúc đẩy phát triển cho cả thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Miền Trung và một số tỉnh phía Nam, phía Bắc. Mạng lưới cấp nước sạch của thành phố cũng sử dụng rất có hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mạng lưới cấp nước của thành phố hiện nay đã ổn định, không mở rộng nữa mà sẽ đầu tư chống thất thoát nước. Cầu Sông Hàn biểu tượng của thành phố, đường Quốc lộ 1A Liên Chiểu Thuận Phước,… là những cơ sở hạ tầng của thành phố sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Vì vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa nguồn vốn này trên địa bàn thành phố, đề nghị Viện Chiến lược và Chính sách tài chính nghiên cứu thay đổi danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng bổ sung danh mục đường bộ, cầu đường bộ, nhà máy chế biến thủy sản,… để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển hạ tầng đô thị và mô hình phát triển kinh tế của thành phố./.

Dự án xây dựng nhà máy sữa tươi sạch TH thuộc giai đoạn 1 của cụm nhà máy mang tên “Mega Plant”. Dự án được khởi công ngày 14/5/2010, trên diện tích rộng 37.000 ha tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An. Giai đoạn 1 nhà máy sữa tươi sạch TH đạt công suất 200 ngàn tấn sữa/năm. Các dây chuyền chế biến và đóng gói được quản trị với công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại: Siemens, Danfoss, Grundfoss. Giai đoạn tiếp theo (2013-2017) tập đoàn TH sẽ đưa vào vận hành toàn bộ siêu nhà máy Mega

Plant với tổng công suất dự kiến 1.700 tấn/ngày (hơn 500.000 tấn sữa tươi/năm, tương đương 500 triệu lít/năm). Siêu nhà máy này được khẳng định là hiện đại nhất Đông Nam Á.

Với việc đầu tư các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước G7 và châu Âu, toàn bộ hệ thống vận hành của Nhà máy sữa TH được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001. Các sản phẩm của nhà máy được sản xuất và quản lý hoàn toàn theo tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất.

Đây là Nhà máy chế biến sữa thuộc Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH đầu tư trên địa bàn miền Tây Nghệ An. Toàn bộ dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, là dự án đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tư 350 triệu USD, trong đó vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam 3.522 tỷ đồng. Đến hết tháng 6 năm 2013, NHPT đã thực hiện giải ngân được 1.700 tỷ đồng, kế hoạch

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 37 - 38)