Việc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, thu hồi nợ xấu về

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 35 - 36)

nhanh chóng, thu hồi nợ xấu về cho ngân hàng, chúng tôi khuyến nghị:

Thứ nhất, các vấn đề về sở hữu bất động sản, thì cơ quan quản lý cần có cơ chế giải quyết minh bạch về thông tin trên giấy tờ sở

hữu tài sản, tránh tình trạng mập mờ về xác định sở hữu riêng, chung đối với tài sản trên giấy tờ sở hữu.

Thứ hai, các ngân hàng cần phải hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính sách, công cụ quản lý tài sản bảo đảm trong nội bộ ngân hàng. Không nên dựa hoàn toàn vào các văn bản pháp luật quy định vì thực tế diễn giải và quy nạp các vấn đề pháp luật phụ thuộc vào các chính sách, quy trình, mẫu biểu của ngân hàng. Đồng thời, cần nhận thức các công cụ pháp luật đôi khi không theo kịp diễn biến thực tế, ngân hàng nên xác định các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Một trong những việc quan trọng ngân hàng nên làm là tập trung phổ biến các kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý cho vay, nhận tài sản bảo đảm của ngân hàng để phòng tránh các rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong nhận và xử lý tài sản bảo đảm.

Về mặt pháp lý, cần thừa nhận quyền xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Nên coi đó là quyền mặc nhiên của ngân hàng và có cơ chế bảo đảm cho quyền này được thực thi. Tại một số nước khi đã có hợp đồng thế chấp được công chứng thì khi cần xử lý tài sản, bên cho vay có thể cầm hợp đồng công chứng đó để bán tài sản thế chấp. Còn với các cơ quan tài phán như Tòa án, khi phán quyết với các hợp đồng giao dịch bảo đảm, nhất là bất động sản, nên nhìn vào bản chất giao dịch không nên tuyên vô hiệu hợp đồng bởi lý do về hình thức. Bởi giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự, tức là trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận. Không nên phủ nhận cam kết đó bởi lý do hình thức, tạo điều kiện cho một số đối tượng lợi dụng để trục lợi, gây bất ổn trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng./.

Tại mỗi tỉnh thành phố, Đoàn làm việc với Sở Kế hoạch Đầu tư, Quỹ Đầu tư phát triển và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại địa phương. Mục đích khảo sát là nghiên cứu cơ chế chính sách tín dụng đầu tư/tín dụng xuất khẩu (TDĐT/TDXK). Qua đó, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc thực hiện các

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 35 - 36)