TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIềN VAy Kiều THiệu

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 33 - 34)

pTB pHáp CHế, nHpT

sự khác như về thời điểm xử lý tài sản và việc đa dạng các loại hình chủ thể xử lý tài sản, cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản…

Quan điểm thứ hai cũng không hợp lý. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mặc dù có những đặc thù nhất định, song bản chất của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng không nằm ngoài những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như: Tôn trọng thoả thuận của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch… Do đó, những người theo quan điểm thứ hai sẽ dẫn đến việc pháp luật trao quá nhiều đặc quyền cho tổ chức tín dụng mà chưa coi trọng quyền lợi của bên bảo đảm, đồng thời làm cho hệ thống pháp luật không thống nhất và chồng chéo như thực trạng pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay, cụ thể là: Trong thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng cũng gặp nhiều vướng mắc. Về xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm, Nghị định 163/2006/ NĐ-CP đã quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc Tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, Tổ chức tín dụng chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.

Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở đặc biệt gây khó khăn cho Tổ chức tín dụng. Trước hết, bản thân các quy định tại Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự không thống nhất về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Luật

đất đai 2003 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý được bán đấu giá (Điều 68). Trong khi đó, Bộ luật Dân sự 2005 quy định nếu không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án (Điều 721). Mặt khác, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thường phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của Tổ chức tín dụng.

Pháp luật hóa các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Dự thảo luật đăng ký giao dịch bảo đảm cần được xây dựng trong tương quan với Nghị định 163 và các quy định về công chứng giao dịch bảo đảm. Dự thảo luật (hoặc nghị định hướng dẫn) có các quy định cụ thể, rõ ràng và các chế tài phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng diễn giải luật không thống nhất cũng như kéo dài thủ tục đăng ký. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước về giao dịch bảo đảm giúp truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin kịp thời về tài sản bảo đảm.

Pháp luật tố tụng cần quy định thủ tục rút gọn trong giải quyết các vụ kiện yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm. Như vậy, với những vấn đề đặt ra về thực trạng pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy nhu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là khách quan và bức xúc đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung. Chúng tôi mong muốn rằng với các ý kiến đưa ra sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích đối với việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 33 - 34)