Sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 31)

nhiều khó khăn đó là vấn đề sở hữu lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa ngân hàng và ngân hàng; xin có mấy ý kiến bàn luận về vấn đề này.

Sở hữu giữa ngân hàng và doanh nghiệp doanh nghiệp

Sở hữu giữa ngân hàng và doanh nghiệp là việc ngân hàng sở hữu cổ phần của doanh nghiệp và ngược lại. Tùy theo tỷ lệ sở hữu cổ phần và mối quan hệ của người đại diện nằm trong ban quản trị doanh nghiệp và ngược lại. Trên thế giới, nghiên cứu cho thấy Đức và Nhật là hai quốc gia đã rất thành công trong việc khai thác quan hệ sở hữu chéo doanh nghiệp - ngân hàng. Kinh nghiệm ở Đức và Nhật cho thấy sở hữu lẫn nhau giữa doanh nghiệp - ngân hàng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở cả hai quốc gia phát triển ở hai châu lục khác nhau trong thập niên 90. Trong mối quan hệ này, giao dịch chủ yếu xuất phát từ sự liên kết này là vay, mượn. Cơ chế này có cả ưu điểm và hạn chế.

Ưu điểm: Khi đại diện của ngân hàng có mặt trong hội đồng quản trị (HĐQT) của doanh nghiệp,

ngân hàng sẽ nắm bắt rõ thông tin chính xác về hoạt động của doanh nghiệp, giúp ngân hàng giám sát con nợ chặt chẽ. Ngoài ra ngân hàng cũng có thể gây ảnh hưởng đối với hoạt động của công ty.

Hạn chế: Nếu một cá nhân vừa là thành viên HĐQT của ngân hàng vừa là giám đốc doanh nghiệp sẽ xuất hiện xung đột lợi ích. Với vai trò là giám đốc doanh nghiệp, có thể sẽ xuất hiện tình huống cá nhân này cố gắng dành được những khoản đi vay tốt nhất cho công ty. Điều này dễ dẫn đến những khoản vay giá rẻ hoặc những điều kiện lỏng lẻo, có lợi cho doanh nghiệp. Mâu thuẫn này là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh ngân hàng.

Sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng hàng

Sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng là hiện tượng ngân hàng này sở hữu cổ phần của ngân hàng khác thông qua mua bán cổ phần hoặc có thể đầu tư vào ngân hàng khác thông qua công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian. Theo ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt nam, bản chất việc các ngân hàng sở hữu lẫn nhau không phải hoàn toàn là hạn chế. Việc sở hữu lẫn nhau giữa ngân hàng lớn và

ngân hàng nhỏ khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Khi có tình huống xấu xảy ra, ngân hàng lớn có thể giúp ngân hàng nhỏ bằng việc đưa thêm nhân lực, tư vấn cách quản lý, điều hành… Việc này chỉ trở thành vấn đề khi không được quản lý chặt chẽ, gây hậu quả xấu. Cụ thể, nó có thể thay đổi động lực cạnh tranh của ngân hàng nếu nhiều ngân hàng có thị phần hoạt động phổ biến bị chi phối và kiểm soát bởi một nhóm cổ đông nhất định. Vì vậy, ở mức độ chính sách, nên có những khởi xướng để giảm bớt việc sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và góp phần cải thiện kết quả của quá trình tái cơ cấu.

ngân hàng nhỏ khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Khi có tình huống xấu xảy ra, ngân hàng lớn có thể giúp ngân hàng nhỏ bằng việc đưa thêm nhân lực, tư vấn cách quản lý, điều hành… Việc này chỉ trở thành vấn đề khi không được quản lý chặt chẽ, gây hậu quả xấu. Cụ thể, nó có thể thay đổi động lực cạnh tranh của ngân hàng nếu nhiều ngân hàng có thị phần hoạt động phổ biến bị chi phối và kiểm soát bởi một nhóm cổ đông nhất định. Vì vậy, ở mức độ chính sách, nên có những khởi xướng để giảm bớt việc sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và góp phần cải thiện kết quả của quá trình tái cơ cấu.

Hiện nay việc các ngân hàng sở hữu lẫn nhau ở Việt Nam tương đối “chằng chịt” và thông tin về nội dung này chưa nhiều. Việc đầu tư này có thể công khai trên sổ sách hoặc không. Những thông tin này không phải ngân hàng nào cũng công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và nếu có công bố tính cập nhật và đầy đủ mới ở mức độ hạn chế. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng Việt Nam vừa trải qua 3 mốc quan trọng, khiến nhiều ngân hàng phát sinh nhu cầu liên kết với nhau thông qua nắm cổ phần lẫn nhau để nâng vốn điều lệ.

Vấn đề sở hữu giữa ngân hàng - doanh nghiệp, ngân hàng - ngân hàng

trong quá trình tái cấu trúc

Thời gian qua, hoạt động yếu kém của một số ngân hàng và hàng loạt nguyên nhân khách quan khiến nợ xấu tăng nhanh, hàng loạt nguyên nhân khách quan khiến nợ xấu tăng nhanh, cùng với một số ngân hàng không đủ điều kiện hoặc thiếu vốn trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng cho tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

THS. Hồ THanH Xuân BHTgVn CHi nHánH KHu VựC Hà nội

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)