IX.GIẢI THOÁT LUẬN

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 45 - 48)

Thuyết 12 nhân duyên của Phật giáo quán sát tiến trình quan hệ nhân quả trên hai chiều hướng, hoặc thuận lưu, xuôi theo dòng sinh tử, từ vô minh cho đến già và chết; hoặc theo chiều nghịch lưu, ngược dòng khảo sát đi từ cảnh khổ bức bách hiện tại của già và chết để cuối cùng hủy diệt vô minh. Cũng tương tợ như vậy, lịch trình hiện tượng hóa của Sàmïkhya được khảo sát từ prakrïti sinh khởi mahat, từ đó thứ tự sinh khởi ahamïkàra.

Nếu theo chiều ngược, lịch trình diễn ra như sự rút lui, co lại của hiện tượng giới để trở về nguyên tính của prakrïti, từ nhận thức về những sai lầm của hiện tượng chuyển biến, từ sự giả ảo, vô thường trong tốc độ choáng váng của 5 bhùta, là những hiện tượng vật chất cụ thể nhất, nhiều tính chất

đau khổ của tamas nhất, cho đến nhận thức chân thật về prakrïti là nguyên lý vật chất nguyên sơ, thường trụ, phổ biến với 9 đặc tính đã thấy.

Cả hai công tác, hoặc tung ra hoặc thu lại, không phải là công tác mà prakrïti tự thực hiện cho chính mình, nhưng là hành sự cho người bạn què của nó. Prakrïti được mô tả như một người bạn tốt, đầy ân đức, trong khi purusïa là một người vị kỷ, vô ân, vô đức. Vô ân, vì từ khi xuôi dòng sống chết cho đến ngược dòng giải thoát, prakrïti luôn luôn chiều theo ý muốn của bạn purusïa mà không nhận lãnh một báo đáp nào cả. Vô đức, vì kẻ thụ hưởng ân huệ chẳng có tài năng gì, không có ba phẩm tính hỉ, ưu và ám40.

Khi purusïa phản chiếu ý muốn của mình trên ba đức tính ưu, hỉ và ám và prakrïti sẵn sàng tác động chúng, và do đó khởi lên lịch trình hiện tượng hóa. Trái lại, khi purusïa chỉ ưa thích những tính chất ẩn mật, bí nhiệm, nhu nhuyến, thường trụ, v.v... của prakrïti, hay muốn đơn độc, thong dong tự tại, thì prakrïti cũng vì đó mà tác động chính trí phân biệt, do sự phản ảnh ý chí của purusïa nơi buddhi, phân biệt những sai lầm xấu xa ở hiện tượng giới để ngược dòng tiến về giải thoát. Thái độ của purusïa được mô tả như một người lần đầu thấy một cô gái và cho rằng đẹp, sinh lòng ưa thích, nhưng sau đó thấy cô khác đẹp hơn và lại sinh lòng ưa thích cô gái sau này hơn. Đó là cô gái có ba đức tính của prakrïti41.

Kàrikà mở đầu cho triết thuyết Sàmïkhya bằng nhận định về ba nỗi khổ bức bách của thế gian, và muốn diệt trừ sự khổ ấy, phải bắt đầu từ ý chí “muốn biết” (jijnõàsà). Muốn biết những gì? Đó là muốn biết tại sao sắc thân được cấu tạo bởi năm đại (bhùta) này lại phải chịu đựng quá nhiều đau khổ42. Sàmïkhya phân biệt có ba loại khổ: đau khổ từ bên trong (àdhyàmika), đau khổ từ bên ngoài (àdhibhautika) và đau khổ bởi thiên mệnh (àdhidaivavika)43.

Dù có thác sinh lên trời (svarga) thì chỉ khác có trình độ hưởng lạc mà thôi, và hậu quả vẫn trở lại nguyên trạng sự khổ trước kia. Bởi vì, loài trời, loài người và loài vật chỉ khác nhau về sự nổi bật của một trong ba gunïa. Ở trời, là sự nổi bật của hỉ hay sattva. Ở người, ưu hay rajas, và vật, ám hay tamas. Cả ba, hỉ, ưu và ám, đều dẫn khởi hiện hữu của một vũ trụ toàn là khổ.

Khi nhận thức về sự khổ như vậy rồi, ta mới bắt đầu quan sát từ hiện hữu cụ thể nhất, 5 bhùtas và 11 indriyas, nhận ra những sai lầm mê hoặc của

chúng, do đó ta sinh tâm nhàm tởm. Đó là ta lần lượt quan sát đi từ quả đến nhân, phăng lần cho đến prakrïti, để vươn tới giải thoát cứu cánh (apavarga).

Lịch trình tu tập như vậy diễn ra qua sáu giai đoạn:

1. Tư lượng vị: giai đoạn đầu tiên, khởi sự tư duy về những quá thất của 5 bhùtas, không còn ham muốn chúng, nhàm tởm và tìm cách xa lìa.

2. Trì vị: giai đoạn kế, quán sát những quá thất của 11 căn.

3. Như vị: giai đoạn bước vào như thật, bởi vì do quán sát sự quá thất của 5 tanmàtras mà từ đó hé thấy prakrïti.

4. Chí vị: giai đoạn đã đến đích. Đích ở đây là sự nhận thức về những hệ phược, do quán sát sự quá thất của ahamïkàra.

5. Xúc vị: giai đoạn cú rút, thu hồi hoạt động của 3 gunïa do quán sát sự quá thất của buddhi.

6. Độc tồn vị: giai đoạn cuối cùng, sau khi quán sát và thấy rõ những quá thất của prakrïti, purusïa được tách rời khỏi prakrïti để tự độc lập, riêng rẽ.

Đến đây, màn kịch chuyển biến coi như đã xong. Có thể nói đó là một vở kịch có hai màn. Khán giả là purusïa, và diễn viên là prakrïti. Bấy giờ, khi màn kịch đã dứt, diễn viên lui vào hậu trường, và khán giả cũng tự động giải tán. Thế là, purusïa hoàn toàn giải thoát44.

Theo nghĩa này, giải thoát đối với Sàmïkhya tức là chấm dứt lịch trình hiện tượng hóa, dù xuôi dòng hay ngược dòng. Bởi vì purusïa không hề bị trói buộc (badhyate) và cũng không hề được cởi trói (mucyate), và cũng không có luân hồi sinh tử. Luân hồi sinh tử, bị trói và được cởi trói, tất cả đều có sở y (àsùrayà) nơi prakrïti45.

Chương III - Triết thuyết Yoga (Du Già)

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)