IX.TRI THỨC VÀ GIẢI THOÁT

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 120 - 121)

VI. THANH LƯỢNG (SÙABDA-PRAMÀN A CHÍNH LÝ NGÔN NGỮ)

IX.TRI THỨC VÀ GIẢI THOÁT

SÙanïkara luôn luôn phủ nhận vai trò và khả năng diễn đạt của ngôn ngữ trước tuyệt đối Brahman. Thực tại cứu cánh chỉ có thể đi đến bằng những chuỗi phủ định liên tiếp, neti neti. Tri thức chỉ có công dụng là diệt trừ vô minh. Tri thức này không phải do suy luận suông mà có. Trước hết, đó là sự học hỏi các thánh điển, rồi do suy tư và chiêm nghiệm. Tri thức nơi bậc thượng trí mới dẫn đến chỗ suy tư và chiêm nghiệm Brahman. Tri thức nơi bậc hạ trí chỉ đưa đến các hành vi thờ phụng, tế tự, và chỉ đạt đến Brahman tương đối, tức chỉ có thể chiêm nghiệm Ìsùvara.

Hành nghiệp (karma) không phải là con đường dẫn đến Brahman, nhưng nhờ vào đó mà người tịnh hóa tâm thức của mình; lấy đó làm phương tiện gián tiếp để dẫn đến tri thức về Brahman, athato brahma-jijnõàsà: rồi từ đó, tư duy chiêm nghiệm Brahman. SÙanïkara giải thích chữ athatas, từ đó, bằng cách vẽ ra một quá trình tu tập, khước từ và hy vọng để đạt đến chân trí thức về Brahman. Vậy, trước khi có thể tư duy chiêm nghiệm Brahman, người ta phải thực hành thỏa mãn các điều kiện:

1. Phân biệt những gì là thường trụ và những gì không thường trụ: những hạnh phúc thế gian, những khoái lạc hưởng thụ trong đời này hay đời sau, thảy là những thứ của vô thường, nên cần phải khước từ, xả bỏ, để hướng tới thế giới của hạnh phúc chân thật, thường trụ;

2. Vô sở đắc tâm, khước từ mọi hưởng thụ, danh vọng trong đời này và đời sau, chỉ đi theo một mục đích là săn đuổi chân lý;

3. Rồi thì, người ấy thực hành sáu phép: tịch tĩnh (sùama), tiết chế (dama), ly dục (uparari), kiên nhẫn (titiksïa), định tâm (samàdhi) và thành tín (sùraddhà);

4. Sau khi đã thực hành đầy đủ như vậy, người ấy phát khởi hy vọng chí thiết, mong đạt được tri thức về Brahman.

Để thỏa mãn hy vọng chí thiết như vậy, trước hết phải học hỏi các thánh điển Upanishads, học hỏi, phân biệt, bằng suy luận, bằng kiểm chứng, cho đến lúc thiết lập xác tín đối với những gì được khải thị trong các Upanishads. Học hỏi không thôi như vậy vẫn chưa phải là đủ, mà cần phải suy tư về những điều đã học hỏi ấy. Sau khi đã học hỏi và suy tư, bấy giờ lại phải tu tập Du già để đạt đến sự hợp nhất. Đó là ba giai đoạn của quá trình học hỏi và tu tập: văn (sùravanïa), tư (manana) và tu (nididhyàsama).

Nếu chỉ thực hành các bổn phận tế tự, người ta có thể thác sinh lên các thế giới Phạm Thiên (Brahamanloka), hưởng thọ các phước báo vi diệu. Đó là tiệm giải thoát (krama-mukti). Bậc thượng trí đạt đến giải thoát bằng con đường chiêm nghiệm Brahman; và cuối cùng đạt đến sự giải thoát trọn vẹn, chân giải thoát (vedeha-mukti). Chân giải thoát được đạt đến sau khi thân xác này tiêu hủy, sau khi chết. Cũng như một cây đuốc thiêu hủy một thành thị; sau khi trọn cả thành thị thiêu hủy hết, vật dẫn lửa và bản thân của lửa cũng biến mất, tắt hết. Cũng vậy, khi đạt đến chân giải thoát, thế giới mê vọng của màyà hoàn toàn biến mất.

---o0o---

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)