VII.SIÊU HÌNH HỌC VỀ NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 153 - 155)

VI. THANH LƯỢNG (SÙABDA-PRAMÀN A CHÍNH LÝ NGÔN NGỮ)

PHỤ LỤ C

VII.SIÊU HÌNH HỌC VỀ NGÔN NGỮ

Vào khoảng cuối thế kỷ V sdl, môn văn pháp học được Bhartrïhari phục hưng. Cơ sở văn pháp học của ông dựa trên văn chương và kinh sách về triết lý của học phái Vedànta mà khảo luận và biện minh. Về tiểu sử của Bhartrïhari, có lẽ ông là người của địa phương Avanti trên sông Gange, miền Trung Ấn. Một đời ông đến bảy lần xuất gia và bảy lần hoàn tục vì khát vọng đi tìm chân lý nhân sinh. Tương truyền, ông còn để lại những bộ:

- Vakyapadiya (Văn chương đơn ngữ biên)

- Mahabhàsyadipika (Đại chú thích thư giải minh) - Bhartrïharisataka (Bhartrïhari Bách Tụng luận).

Bộ thứ ba này là tập thơ trữ tình, rất phong phú về ý tưởng lãng mạn, phong nhã về từ cú bay bướm nên từ thời xa xưa ấy đến nay, không thế hệ nào mà không có người ham đọc. Còn hai bộ về môn văn pháp học kia, có phải đích thực ông trước tác nên hay không thì đến nay vẫn còn là nghi vấn. Có điều rằng trên phiến diện thì bảo là của ông nên cứ biết vậy mà thôi.

Ông cũng luận nhiều về triết lý vũ trụ và nhân sinh. Theo ông, bậc tuyệt đối vẫn là Brahman với thực thể vĩnh cửu siêu thời gian và siêu không gian, là chủ tể sáng tạo nên vũ trụ. Thế gian, vạn hữu vạn vật đều do Brahman mà thành, nhất thể nhưng dị thù, đều có đấy mà đều không đấy, đối lập đấy mà tương hòa đấy. Tuy nhiên, nếu nói về quyền năng tuyệt đối của Brahman thì còn huyền bí và cao diệu hơn thế nữa. Dẫu có diễn tả ra như là nhất thể, là dị thù, là hữu, là vô, là đối lập, là tương hòa, nhưng thực tế thì những lời lẽ ấy không thể diễn ra hết và tả đến cùng được cái huyền bí và cao diệu kia. Brahman từ không mà ra có, từ có lại về không, thì không- có có-không ấy là biến hóa chứ gì? Nhưng với một hạn từ “biến hóa” không thể hàm súc nổi những vi diệu của lẽ biến hóa thực của Brahman. Hoặc giả, nếu biến hóa tuy cùng trong đồng nhất hiện tượng giới nhưng lại có sai biệt tướng, có đa dạng tướng, hay biến hóa là ở phần vô hình sắc nhưng lại chứa đựng cái tuyệt đối cao quý của con người là lời nói để làm dây chằng nối tư tưởng từ người này sang người khác, thì “biến hóa” ấy là tuyệt diệu, nhưng mà bằng hạn từ “tuyệt diệu” cũng không đủ bộc lộ hết những biến hóa tuyệt diệu của Brahman được. Nói chung, theo Bhartrïhari, con người không đủ lời nói để đạt tới lĩnh vực quyền năng của Brahman được. Đấy là khái quát về tư tưởng thượng sùng Brahman của thi gia này.

Bhartrïhari cho rằng “lời nói: ngôn ngữ” là phần cao quý nhất của con người. Ngôn ngữ là kết hợp của lời và ý, tuy là vô hình nhưng có đặc tính lưu mãi ở trong không gian, và không biến đổi. Bản thể của ngôn ngữ không phải chỉ đơn thuần âm thanh mà là Sphota. Sphota là âm thanh hàm chứa những vẻ đẹp muôn màu sắc, là tiếng vang trong gió với những ý nghĩa cao siêu và với nhạc điệu quyến rũ. Sphota là âm thanh vĩnh cửu siêu thời gian

và siêu không gian, phát ra rồi là bất diệt và bất biến hóa, hoàn toàn bảo tồn mãi mãi được bản thể.

Ngôn ngữ là “đơn nhất”, không bị một quyền lực nào phân tán ra được. Đặc tính của ngôn ngữ là vô hình, thế mà lại có đặc thù đến thành loại, loại đơn, loại kép, loại đồng, loại dị, loại trừu tượng, loại khách sáo, loại chân thực, loại phi chân thực. Như vậy, ngôn ngữ là hữu tính (satta) chứ không phải vô tính. Cái vô hình tính của ngôn ngữ quả là kỳ diệu. Tuy vô hình đến độ cả vô hương vô vị, nhưng lại có bản thể để mà căn cứ phân loại về giá trị, loại hơn, loại kém, loại hay, loại dở, để mà chọn lấy hay thả buông cho bay đi cùng với gió thoảng.

Như vậy, ngôn ngữ lại có cái “bản thể ý nghĩa” tiếng nữa. Bản thể ý nghĩa của ngôn ngữ vừa vô nội dung lại vừa hữu hạn nội dung. Vô nội dung vì man mác bao la, thừa dung nạp được đủ loại âm thanh mà loại nào cũng có ý nghĩa. Hữu hạn nội dung vì ngôn ngữ chỉ đúng trong một phạm vi với “thiên tính” (upadhi) để móc nối các đơn ngữ lại mà quảng diễn tư tưởng, làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể để lưu truyền mãi mãi.

Tính của ngôn ngữ cũng vừa chân thực, vừa phi chân thực. Chân thực vì ngôn ngữ phản ảnh đúng chân tướng của Brahman hay chân cảm của cá ngã. Phi chân thực vì lời nói có thể đánh lạc chân tướng Brahman hay che đậy cái chân cảm của bản ngã. Tuy nhiên, cả cái chân thực và phi chân thực cũng đều phải nương dựa lẫn nhau mới có thể trường tồn, mất một bên này thì bên kia cũng không còn nữa. Điều cần thiết là nơi con người phải có trí tuệ để phân biệt chân, giả mà thôi.

Với con người, ngôn ngữ là phần tuyệt cao quý, bởi tất cả những cái gì gọi là văn minh, hoặc thu hẹp trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày mà nếu không có ngôn ngữ tất không thành tựu được. Thế nên “học nói” mới là cả một khoa học lớn lao bắt đầu từ văn pháp học mà đi vậy.

---o0o---

Hết

1

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)