VI. THANH LƯỢNG (SÙABDA-PRAMÀN A CHÍNH LÝ NGÔN NGỮ)
PHỤ LỤ C
V.HỌC PHÁI NYÀYA (CHÍNH LÝ) VỚI KHOA LUẬN LÝ HỌC
Thực ra, khoa luận lý học đã phát sinh rất sớm kể từ thời cổ Ấn Độ. Ngay như bộ sách thuốc của Charaka (Charaka-samhita) đã có trước tác một thiên luận giải về luận lý. Phật giáo cũng có trước tác bộ Phương Tiện Tâm luận chuyên về luận lý. Có điều, với Phật giáo, vấn đề đặt tên cho môn học có khác, đáng lẽ gọi là luận lý thì lại gọi là nhân minh. Tuy nhiên, dẫu từ thời cổ đã có khoa luận lý, nhưng phải chờ đến khi học phái Nyàya này ra đời thì khoa luận lý mới được hệ thống hóa vào quy củ đích thực của trọng tâm. Nói cách khác, chỉ có học phái Nyàya mới thành công trước nhất về ngành luận lý học.
Danh từ “Nyàya” vốn có nghĩa là luận lý hay chính lý. Về sau mới chuyển sang nghĩa là “nghiên cứu khoa luận lý học”. Đến đây, học phái Nyàya mới lấy tên của môn học làm tên của học phái mình. Người đầu tiên khởi xướng việc nghiên cứu về luận lý là học giả Gautama (biệt danh là Aksapada, khoảng 50-150 sdl) nhưng phải chờ đến hơn một thế kỷ sau, khoảng 250-350 sdl, mới có những học giả kế chí Gautama mà trước tác nên những thư điển căn bản của học phái, gọi chung là bộ Nyàya-sùtra. Từ sau 350 sdl trở lại, học giả Vatsyayana viết loại sách Bhàsya để giải minh và chú thích bộ Nyàya-sùtra, rất có giá trị về tư tưởng. Ngoài ra, còn có những tác phẩm khác như Nyàya-varttikà của Uddyotakara (thế kỷ VI sdl), Nyàya vàrttika-tàtparya-tìka của Vàscaspati Misùral (thế kỷ IX sdl), Nyày-vàrttika- tàtparya-parisùuddhi và Nyàya-kusumànõjah của Udayama (thế kỷ X sdl), Nyàya-manõjarì của Jayanta và Nyàya-sàra của Bhàsarvajnõa (thế kỷ X sdl).
Nghiên cứu đại cương học thuyết của phái Nyàya, ta thấy về phần hình nhi thượng có nhiều điểm giống với học thuyết của phái Vaisùesika. Đối với vấn đề triền miên khổ não ưu tư của con người, học phái Nyàya cho rằng, căn nguyên của khổ não là sự kiện con người phải hoạt động để duy trì sự sinh tồn. Vì phải duy trì sinh tồn nên phải hoạt động. Vì phải hoạt động mà con người đa mang tạp nhiễm, như: tham, sân, si, dục, hiềm, ố. Những khuyết điểm ấy phát sinh do tự trí của ta bị lu mờ lầm lẫn (mithyajnõàna: tự ngộ tri). Do đó, nếu con người tự giác đến căn nguyên gây nên những khuyết điểm ấy mà từ bỏ được tự ngộ tri, con người sẽ nhận chân được thực tướng của mình. Nhận chân được thực tướng của mình rồi, ta sẽ tự nhận chân được thực tướng của vạn vật và thế gian. Khi đã nhận chân được thực tướng của vạn vật thế gian là tâm đã tự lâng lâng trong sáng mà từ bỏ được hết ưu tư khổ não. Tâm có được trong sáng rồi ta mới chuyển sang giai đoạn tu hành để tự giải thoát. Giải thoát theo thuyết Nyàya, không phải chờ đến kiếp lai sinh mà giải thoát ngay từ kiếp hiện sinh này. Người được giải thoát sẽ cắt lìa khỏi mọi mối dây của luân hồi, không còn bị ràng buộc với “kiếp” với tử tử sinh sinh nữa. Và, để giải thoát, ta cần triệt để tuân trì giới luật và tu tập tọa thiền.
Đồng học thuyết với Vaisùesika, phái Nyàya cũng chủ trương vũ trụ thế gian được cấu tạo nên do vô số những nguyên tử. Những nguyên tử này đều có đặc tính trường cữu, xưa nay vẫn vậy, không biến đổi, không tiêu diệt. Điểm thứ hai, về thực hữu của Atman, học phái Nyàya cũng tích cực chứng
minh rằng có. Về lời nói, cũng bài bác lập trường “ngôn ngữ thường trú” của học phái Mimamïsa.
Để xác định phương pháp đạt tới chân trí thức, học phái Nyàya chia nhận thức ra làm hai loại: Pràna, nghĩa là lượng: nhận thức đúng; và a- pràma, phi lượng: nhận thức sai.
Pràna có 4 phương pháp nhận thức:
1. Dùng tri giác trực tiếp (pratyaksïa: hiện lượng) mà nhận thức. 2. Dùng suy luận (anumàna: tỉ lượng) mà nhận thức.
3. Dùng cách so sánh vật loại để nhận thức (apamàna). Tỉ dụ khi học về loài trâu bò, phải hiểu rằng có hai loại khác nhau là giống trâu và giống bò. Vậy, cái học ấy là phải nhận thức để so sánh sự đồng âm dị tính, phân biệt rõ ràng, cốt không lầm giống này với giống khác.
4. Tin vào danh ngôn (sùabda: thánh giáo lượng và thánh lượng), học hỏi nhiều nơi thánh kinh Vedas, học rồi cầu dốc tín vào thánh ngữ
***thá (anumàna), Nyàya thành lập ngũ phần tác pháp để làm thế nào suy luận đúng***: tôn (pratitjnõa), nhân (hetu), dụ (udàharana), hợp (upanaya) và kết (nigamana).
1. Tôn: như thấy hỏa diệm sơn có lửa.
2. Nhân: biết trong hỏa diệm sơn có lửa, vì thấy có khói bốc lên.
3. Dụ: xưa nay, hễ có khói là có lửa, ví dụ như là nung, hễ khói lên khỏi nóc là trong lò có lửa.
4. Hợp: trên nóc có khói là trong lò có lửa, vậy trên miệng hỏa diệm sơn có khói là trong lòng hỏa diệm sơn cũng có lửa.
5. Kết: như vậy không thể nào lầm được nữa, khi biết rằng trong hỏa diệm sơn có lửa, để làm đích tin tưởng cho suy luận.
Tóm lại, toàn bộ học thuyết của học phái Nyàya bao gồm mười sáu vấn đề:
1. Phương pháp nhận thức 9. Quyết định 2. Đối tượng nhận thức 10. Luận nghị 3. Nghi hoặc 11. Luận tránh 4. Động cơ 12. Luận kết
5. Thực lộ 13. Lý do ngộ nhận, ngộ tưởng 6. Định thuyết 14. Ngụy biện
7. Chí phân 15. Sỉ mạ (bị đàm tiếu) 8. Tự biện 16. Bại bắc (bị thất bại).
---o0o---