IV.BÁT PHẦN DU GIÀ

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 53 - 57)

Như ta đã thấy, Yoga được định nghĩa như là sự diệt trừ các tác dụng của tâm (citta-vrïtti), cho đến khi các phẩm tính, hay gunïa, được thu hồi trở lại trạng thái nguyên sơ, và purusïa trở thành độc lập, không bị chi phối và ràng buộc bởi thế giới vật chất. Các tác dụng của tâm trên bình diện tri thức gồm cả hai khía cạnh, hoặc đau khổ hoặc không đau khổ. Tu tập là nỗ lực đưa các tác dụng tâm này xuôi theo dòng thiện. Ở trong chiều đó, nhờ phân biệt chánh trí mà ta diệt trừ các tác dụng từng ý vốn là bất thiện, gây đau

khổ. Sùtra II.28 nói: “Khi diệt trừ bất tịnh bằng sự tu tập kiên trì về tám phần Du Già (asïtïàgïa-yoga), thì ánh sáng của trí tuệ soi đến chánh trí phân biệt”.

Trong tám phần Yoga, có đến 6 chi đã được thiết lập từ Maitrì- Upanishad. Patanõjali bỏ quán huệ (tarka), thêm vào 3 chi: cấm chế (yama), khuyến chế (niyama), tọa pháp (àsana) và đặt chúng lên hàng đầu.

Tám phần Du Già được trình bày từ Sùtra 30 đến 55, hết chương II, và từ Sùtra 1 đến 3, chương III.

1. Cấm chế (yama), những điều răn cấm không được vi phạm, có 5: không sát sanh (ahimsà), không nói dối (asatya), không trộm cướp (asteya), không tà dâm (arahmacarya) và không tham (aparigraha). Những răn cấm này được coi là có giá trị phổ biến, không hạn cuộc không gian, thời gian hay hoàn cảnh.

2. Khuyến chế (niyama), tiến thêm một bước, hành giả thực hiện các khuyến cáo: thanh tịnh (sùauca), tri túc (samtosïa), khổ hạnh (tapas), học tập (svàdhyàya) và tưởng niệm Thượng đế (Isùvara pranïidhàna).

3. Tọa pháp (àsana), ngồi đúng tư thế, vững vàng và thoải mái. Tư thế ngồi được coi là hoàn hảo khi nào không cần có cố gắng, khiến cho thân thể không bị dao động. Hoặc khi tâm trí mở rộng vô hạn. Nhờ tư thế ngồi hợp cách mà khỏi bị gây phiền nhiễu bởi nóng và lạnh.

4. Điều tức (prànïàyàma), kiểm soát và điều hòa hơi thở sau khi thân thể đã ngồi vững. Thở có ba việc: thở ra, thở vào và ngưng thở, và điều khiển tùy theo vị trí, thời gian và số. Về nơi chốn, chú ý quan sát hơi thở khi vào thì đến vị trí nào trong ngực và bụng, khi ra thì đến đâu trong vũ trụ. Về thời gian, hơi thở đều đặn theo sự dài, ngắn, nhất định. Về số, tức đếm hơi thở, theo một con số với giới hạn nào đó. Như vậy, cho đến khi hơi thở dài và tế nhị. Cuối cùng là tâm và cảnh hợp nhất; tâm được tập trung trên một điểm duy nhất của đối tượng, không còn tán loạn (dhàranïa).

5. Chế cảnh (pratyàhàra), chế ngự các cảm quan và tách chúng ra khỏi những đối tượng ngoại giới, không buông thả chúng theo bản chất của citta vốn luôn luôn hướng đến các đối tượng. Sự chế cảm là hướng chúng đến mục tiêu nội tại.

Năm phần Du Già trên là những bộ môn tu tập về tâm, thuộc ngoại phần tu tập (bahir-anïga sàdhana), cũng gọi là hữu đức Du Già (sagunïa-Yoga), tác pháp Du Già (kriyà-Yoga), nỗ lực Du Già (hatïha-Yoga). Ba chi còn lại thuộc nội phần tu tập (antaranïga-Sùdhana).

6. Chấp trì (dhàranïà), sau khi đã chế ngự được các cảm quan, tâm không còn tán loạn theo ngoại giới, bấy giờ chuyên chú trên một đối tượng của tu tập, như chóp mũi, giao điểm hai chân mày, hoa sen của trái tim, đan điền, hay hình ảnh của thần linh. Tâm phải an trụ vững vàng không dao động, như ngọn lửa không lung lay của một ngọn đèn.

7. Đẳng trì (samàdhi: tam ma địa, tam muội), trạng thái hoàn toàn tập trung tư tưởng. Đây là giai đoạn cuối cùng của Yoga. Trong giai đoạn tĩnh lự (dhyàna), vẫn còn có sự phân biệt giữa năng và sở, nhưng đến đây sự phân biệt ấy biến mất, tâm hoàn toàn thể nhập làm một với đối tượng (arthamàtra- nibhàsa).

Tất cả 7 chi trước đều có mục đích đưa đến sự thành tựu của đẳng trì (samàdhi). Vàcaspati, khi chú giải Sùtra III.1, phân loại tính chất và nhiệm vụ của chúng, và nói rằng: Samàdhi và phương tiện thành tựu của nó đã diễn tả nơi chương I (samàdhi) và chương II (sàdhanà). Chương III (Vibhùti) diễn tả các thành tựu tiếp theo trong sự phát khởi của chúng và đó là những phương tiện làm khơi dậy tín tâm. Các thành tựu này được thành tựu bởi samïyama (tổng chế). Samïyama gồm chấp trì (dhàranïà), tĩnh lự (dhyàna) và đẳng trì (samàdhi), ba bộ phận này sâu xa hơn 5 ngoại phần tu tập. Chấp trì, tĩnh lự và đẳng trì liên hệ nhau như nhân quả tiếp nối.

Samàdhi gồm có hai loại: hữu tâm tam muội (samïprajnõàta-samàdhi) và vô tâm tam muội (asamïprajnõàta-samàdhi). Hữu tâm tam muội do tâm niệm duyên vào đối tượng mà tu tập. Vyàsa nói rằng những tam muội thuộc loại này “có một cái gì để duyên” (àlambana: sở duyên). Vô tâm tam muội là trạng thái hủy diệt mọi tác dụng của tâm, gồm có 2:

a. Hữu tầm tam muội (savitarka-samàdhi), duyên với những đối tượng thô phù như 5 đại (bhùtas), 5 tác căn (karmendriyas).

b. Hữu tứ tam muội (savicàra-samàdhi), duyên với những đối tượng tế nhị như 5 duy (tanmàtras), 5 trì căn (jnõànendriyas).

Tầm (vitarka) và tứ (vicàra) là hai trạng thái một thô và một tế trong những tác dụng của tâm. Tầm là săn đuổi, tìm bắt đối tượng, và chỉ mới bắt gặp như con bướm tìm thấy một đóa hoa, và tứ là bắt đầu đứng yên trên đối tượng như con bướm sau khi đã tìm thấy đóa hoa thì bắt đầu đáp xuống. Theo giải thích của Vyàsa, cả hai đều là hai nỗ lực thô và tế của tâm, để tìm bắt đối tượng.

c. Hỉ lạc tam muội (ànanda-samàdhi), tâm nỗ lực chuyên chú trên đối tượng cho đến khi đối tượng trở thành vi tế, xuất hiện với ba gunïa của nó; tâm niệm tương ứng với hỉ chất hay sattva, nhưng vẫn còn hiện diện của ưu chất hay rajas và ám chất hay tamas. Vì tương ứng với hỉ chất của đối tượng, cho nên trạng thái hỉ lạc khởi lên.

d. Tồn ngã tam muội (sàsmità-samàdhi), bấy giờ ưu chất và ám chất bị loại trừ, chỉ còn thuần túy hỉ chất, và tâm niệm cảm giác vô cùng hoan lạc kia cũng chấm dứt, chỉ còn một tâm niệm duy nhất là cảm giác về sự hiện hữu của mình: tôi là hay tôi đang hiện hữu (asmi).

Vô tâm tam muội (asamï prajnõàta-samàdhi) vượt lên mọi tác dụng của tâm tưởng. Nó là trạng thái siêu thức. Trong các giai đoạn của hữu tâm, sự diễn tiến như một ngọn lửa đốt cháy củi lần hồi khi kết hợp làm một với củi; cũng vậy, ở đây các hành nghiệp (samïskara) được huân tập trong quá khứ, do đó tâm vẫn còn tác dụng. Khi củi đã hết, lửa cũng tắt; cũng vậy, khi các hành nghiệp quá khứ đã bị tiêu diệt, tác dụng của tâm cũng chấm dứt; đó là trạng thái của vô tâm tam muội. Hữu tâm và vô tâm như thế cũng được gọi là hữu chủng (sabìja) và vô chủng tam muội (nirbìja-samàdhi). Nói là hữu chủng, có hạt giống, bởi vì bốn trạng thái của samàpatti đều có mầm giống (bìja) trong các đối tượng ngoại tại.

Samàpatti hay đẳng chí được mô tả là khi tâm trong suốt như pha lê, hình ảnh của đối tượng hiện lên và phản chiếu trong đó toàn vẹn và trung thực. Có 4 đẳng chí: 1 và 2. hữu tầm và hữu tứ, như ở hữu tâm tam muội. 3. Vô tầm đẳng chí (nirvatarka) là trạng thái trong đó tâm tỏa sáng như chỉ có đối tượng duy nhất (arthamàtra-nibhàsa: phát quang duy cảnh), tách khỏi những ức niệm. Trường hợp này, Vyàsa thí dụ như một người nhìn thấy một con bò mà các ức niệm quá khứ vẫn còn chi phối ý niệm thì không thể nhận định nó một cách minh bạch, chính xác; cũng vậy, khi bản chất của đối tượng phản ảnh nơi tâm, nếu bản chất tác dụng của tâm biến mất, thì đối tượng đó sẽ xuất hiện như chính là tâm ở trong tâm, hay ngược lại, hình ảnh

của tâm bấy giờ là toàn thể hình ảnh trung thực của đối tượng. Trạng thái này được mô tả để chỉ cho giai đoạn tu tập của đẳng trì (samàdhi). 4. Sau hết, vô tứ đẳng chí (nirvicàra-samàpatti), trạng thái trở về nguyên ủy của tự tánh; bởi vì bản chất của tâm chính là tự tánh (prakrïti), do đó, không có sự sai biệt giữa tâm và cảnh.

Ngoài ra, Yoga-sùtra cũng dự liệu 14 trường hợp gây trở ngại cho việc tu tập (Sùtra I.30-31): bệnh (vyàdhi), trì độn (styàna), nghi hoặc (samùsùaya), buông lung (pramàda), biếng nhác (àlasya), say đắm (avirati), thấy sai (bhrànti-darsùana), không chủ đích (alabdhabhùmikatva), không xác lập (anavasthitatva), thống khổ (duhïkha), loạn động (daurmanasya), lo sợ (anïgamejavatva), thở ra và hít vào không trúng cách (prasùvàsùa-sùvàsa).

Về phương diện tích cực, Sùtra I.20 cũng đề nghị 5 yếu tố hỗ trợ cho sự tu tập: tín (sùradhà), tấn (vìrya), niệm (smrïti), định (samàdhi) và huệ (prajnõà). Vyàsa giải thích: tín, như một người mẹ hỗ trợ cho hành giả giữ vững mục tiêu và theo đuổi mục tiêu của mình. Niềm tin này sẽ thúc đẩy hành giả không ngừng tiến tới, tấn. Khi hành giả tinh tiến không ngừng, sự chuyên niệm sẽ hỗ trợ để không bao giờ xao lãng mục tiêu. Nhờ chuyên niệm mà tâm không bị dao động và đi đến chánh định. Do định, tư duy quyết trạch phát khởi, và nhờ đó phát huệ.

Các đề nghị này của Patanõjali hình như chịu ảnh hưởng của Phật giáo, vì chúng là 5 căn và 5 lực trong 37 phẩm trợ đạo (bhodyanïga).

---o0o---

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)