VIII.BRAHMAN VÀ ÀTMAN: NHẤT THỂ TUYỆT ĐỐ

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 118 - 120)

VI. THANH LƯỢNG (SÙABDA-PRAMÀN A CHÍNH LÝ NGÔN NGỮ)

VIII.BRAHMAN VÀ ÀTMAN: NHẤT THỂ TUYỆT ĐỐ

Chiêm nghiệm bản thể tuyệt đối Brahman là chủ đích cứu cánh của Vedànta. SÙanïkara nhiều lần xác định như vậy. Giới thiệu bản chú giải SÙvetàsùvara-Upanishad, SÙanïkara trưng dẫn từ các thánh thư Khải thị lục (SÙruti) và Ký ức lục (Smrïti) để chứng minh điều này. Cũng trong phần giới thiệu đó, khi định nghĩa danh từ “Upanishad”, SÙanïkara muốn nói đó là sự hướng tới tri thức chiêm nghiệm Brahman113.

Tri thức của chúng ta có hai bậc, thượng trí và hạ trí; do đó, thực tại xuất hiện dưới hai trường hợp. Trong chân lý thông tục của thế gian, thế giới được nhìn thấy như là thực hữu. Trên chiều hướng tuyệt đối, chân lý tối thượng, thế giới này như huyễn. Cũng vậy, Brahman, như là bản thể tuyệt đối từ đó diễn ra quá trình thành-trụ-hoại-không của thế gian, cũng được chiêm nghiệm qua hai trình độ tri thức sai biệt ấy. Bậc thượng trí chiêm nghiệm Brahman từ tuyệt đối vô hình, không sinh, không diệt. Hạ trí chiêm nghiệm Brahman như là một Tạo hóa chủ (visùva-karman) hữu hình, toàn trí toàn năng. Brïhadananyaka-Upanishad II.3.1 phân biệt hai sắc thái của Brahman như vậy: hữu hình và vô hình (mùrtamï càivà-murtam), tử và bất tử (martyamï càmrïtam)...

Brahman tuyệt đối vốn vô hình, vô tướng, không thể đạt đến bằng ngôn ngữ, bằng tâm tưởng. “Thoạt kỳ thủy, thế giới này là vô thể”114, nói như vậy cũng có nghĩa rằng “thoạt kỳ thủy, thế giới này là Brahman”, bởi vì “Ai biết được Brahman là vô, người đó cũng là vô và nếu ai biết được Brahman là hữu, người ấy cũng là hữu”115. Như vậy, bản thể cứu cánh chỉ là một, nhưng do tri thức có sai khác, mà bản thể ấy xuất hiện như là sai khác. SÙàriraka- bhàsya nói: “Brahman có hai bản tính, tùy theo, hoặc là đối tượng của tri thức, hoặc là đối tượng của vô minh”116.

Nếu là đối tượng của tri thức, Brahman ấy là vô đức (nirgunïa), vô hình (niràkàra), vô sai biệt (nirvisùesïa), không thuộc tánh (nirupàdhika). Nếu là đối tượng của vô minh, thì trái lại. Đó là sự phân biệt một Brahman tuyệt đối (para-brahman) và Brahman tương đối (apara-brahman), hay Ìsùvara, đấng Tự tại chủ. Tất cả những gì mà chúng ta nói và nghĩ về một tuyệt đối thể, đấy không phải là Brahman, mà đích thực chỉ là Ìsùvara. Sự sùng bái (upàsanà), con đường của hành nghiệp tế tự, cứu cánh của tư duy trong thế giới tương đối, tất cả đều quy về một Ìsùvara. Đó là sagunïa-brahman, hữu đức.

Bản thể của vũ trụ là Brahman, và Àtman là nguyên lý mà từ đó nhận ra hiện hữu của Brahman tuyệt đối. “Quả vậy, tất cả ở đây là Brahman”117, “Ai biết rằng: Ta là Brahman, người ấy là tất cả ở đây”118, “Tất cả ở đây, quả vậy, là Brahman. Tự ngã này là Brahman...”119. Brahman được kinh nghiệm qua các trình độ của Tự ngã đối với thực tại. Các trình độ này gồm có bốn: thức, ngủ mộng, ngủ say và turìya. Ba trình độ đầu là các hoạt động sai biệt tự ngã; thực tại được kinh nghiệm ở đó là sat-cit-ànanda.

Trong trạng thái thức, Àtman hoạt động như là một chủ tri (sàksïi) hướng ra thâu nhận các đối tượng ngoại giới, đó là thực tại của đối đãi (advaita). Trong lúc ngủ mộng, đối tượng không còn là thực tại ở ngoài tâm thức nữa, dù vậy, ở đây vẫn còn có phân biệt đối đãi giữa chủ tri và sở tri; vẫn còn là thế giới của vô minh. Phân biệt đối đãi này sẽ biến mất trong trạng thái ngủ say; đó là thực tại của ànanda, tịnh lạc. Àtman như là Ìsùvara, vì là đấng chủ tể của thế giới như huyễn, là căn nguyên đệ nhất của thế giới như huyễn. Trong trạng thái thứ tư, turìya, Àtman đồng nhất với Brahman; đây là tự ngã tuyệt đối, tối thắng ngã (paràtman). Khi nói “Brahman là tất cả”, có nghĩa rằng bản thể Brahman bao gồm tất cả các trạng thái sai biệt của Àtman, gồm cả thế giới ngoại tại của tâm thức như là sat; gồm cả thế giới nội tại của tâm thức như cit; và gồm cả thế giới phi đối đãi, như là ànanda, tịnh lạc.

Trên mặt hiện tượng giới (vyavahàrika), nhất thể là Ìsùvara và sai biệt là Jìva. Trên mặt tuyệt đối (pàramàtthika), nhất thể là Brahman và sai biệt là Àtman. Tuyệt đối Brahman và tương đối Brahman giống như mặt trời giữa hư không và mặt trời phản chiếu trong dòng nước. Tuyệt đối ngã (àtman) giống như hư không kia và tương đối ngã (jìva) giống như hư không trong lu nước. Nếu ngã tương đối (jìva) không thoát khỏi sự chi phối của vô minh, tự

coi mình như một chủ tri của phân biệt đối đãi, thì đó là sự lầm lẫn như nhìn sợi dây trong đêm tối mà tưởng là con rắn. Cũng vậy, àtman trở thành jìva chỉ là sự gán ghép sai lầm đó. Như vậy, sự sai biệt giữa ngã cá biệt và ngã tối thượng chỉ do mê vọng chứ không phải do thực tại vốn như vậy.

---o0o---

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)