VII.VÔ MINH VÀ HUYỄN HÓA

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 115 - 118)

VI. THANH LƯỢNG (SÙABDA-PRAMÀN A CHÍNH LÝ NGÔN NGỮ)

VII.VÔ MINH VÀ HUYỄN HÓA

Giới thiệu bản chú giải Brahma-sùtra (SÙàrìrakamìmàmïsà-bhàsïya), SÙanïkara cho rằng ngu dốt và sai lầm là nguồn gốc của tội ác, và vì để đạt đến tri thức chân chính về tuyệt đối Brahman nên sự học hỏi thánh điển được khởi sự. Vô minh (avidyà) là một ý tưởng thường diễn ra trong các tập Upanishads. Do vô minh mà có mê vọng. Katïha-Upanishad nói, những ai sống trong vô minh và nghĩ rằng mình là kẻ trí, những người đó lang thang đi tìm chân thực tại cũng y như những người mù bước đi theo kẻ mù104. Chandogya-Upanishad phân biệt vô minh và minh rằng: “Quả vậy, những gì mà người ta thực hiện bằng minh trí (vidyà), tín tâm (sùraddhà) và tư duy (upanisïadà), cái đó thực sự có năng lực mạnh hơn”105. Phần lớn, các Upanishads đòi hỏi sự thực hành các hành nghiệp phải được hướng dẫn bởi minh trí (vidyà). Vô minh (avidyà) là sự phân biệt sai lầm, là cái nhìn lưỡng nguyên giữa chủ quan (visïayin) và khách quan (visïaya).

Trên khía cạnh Nhận thức luận, vô minh là trạng thái khi mà tâm thức (cit) tác dụng như một chủ tri (sàksïi), tác động trên trạng thái vô trí (ajnõàna). Vô trí (ajnõàna) là trạng thái mê mờ, là bóng tối của tâm thức bị bao phủ trong vô minh. Nó được diễn tả trong kinh nghiệm thông tục như là sự không biết. Bởi vì nó là bóng tối, và trong bóng tối thì đối tượng của tri thức không có tính cách xác định, không quyết là hữu (bhàva) hay vô (abhàva). Khi có sự hiện khởi của tác dụng trí (vrïittti-jnõàna), nghĩa là khi tâm thức tác động như một chủ tri thâu nhận đối tượng, vô trí trở thành khái niệm phân biệt “ta” (ahamï) và “cái khác” (tvam)106. Như vậy, vô trí trở thành một cơ năng nội tại (antahïkaranïa) để tâm thức tác dụng như một chủ tri, tạo thành khái niệm chấp ngã (ahamïràsa).

Từ khái niệm ngã chấp đó, thế giới xuất hiện trong tâm thức chỉ là thế giới mê vọng. Trong khi đó, tâm thức vẫn là tự ngã bất biến mà bản chất của nó vốn thuần tịnh; nếu không bị chi phối bởi vô minh, nó có thể trực nhận được tuyệt đối thể, và đồng nhất với tuyệt đối thể. Vô trí (ajnõàna) như bóng tối bao trùm lên tâm thức. Do sự chướng ngại (avaranïa) đó mà Brahman không biểu lộ trọn vẹn được. Vì vậy, vô trí được coi như là có bản chất tích

cực (bhàvarùpa)107, bao gồm cả hai khái niệm đối đãi về hữu thể (bhàvatva) và vô thể (abhàvatva).

Khi nói: “Tôi không biết” hay “Tôi không biết gì hết”, cả hai trường hợp dĩ nhiên đều giả thiết có một đối tượng nào đó của nhận thức, nhưng đối tượng này không nhất định là sự hữu tích cực (bhàva) hay sự vô tiêu cực (abhàva). Trong giấc ngủ cũng vậy, nhận thức không thâu nhận một đối tượng nào ở bên ngoài nó. Không thâu nhận đối tượng chỉ vì đối tượng đó là bất khả đắc (anupalabdhi), là sự vắng mặt của tri giác. Bấy giờ là lúc nội quan (antahïkaranïa) và khái niệm ngã chấp (ahamïkara) không tác động, không hiện khởi, chúng chìm vào bóng tối của vô trí (ajnõàna). Cho đến lúc thức dậy, ngã chấp xuất hiện như là tác dụng (vrïtti) của nội quan. Nó trở thành năng lực của nhận thức, trí lực (jnõànasùakti) và năng lực của hành động, tác lực (kriyàsùakti) và năng lực của hành động, tác lực (kriyàsùakti).

Như vậy, tất cả tri thức và hành động đều là tác dụng của nội quan (antahïkaranïa) trên vô trí. Theo đó, vô trí không phải chỉ là sự không biết với ý nghĩa tiêu cực; nó là nền tảng, sở y (asùraya) của thực tại mê vọng. Vô trí (ajnõàna) và vô minh (avidyà) được coi như là đồng nghĩa.

Thế giới mê vọng là thế giới bị bao phủ bởi vô minh. Từ ngữ vyavahàrika thường được hiểu như là thế tục đế, là sự thật, hay chân lý, xuất hiện cho kinh nghiệm thông tục, còn có nghĩa là chân lý bị che khuất (samïvrïti-satya)108. Trong trường hợp này, samïvrïti được hiểu như là ajnõàna.

Đối với các nhà Trung quán (Màdhyamika), khi họ nói đến chân lý bao phủ (samïvrïti-satya), thì thế giới đó chính thực là huyễn hóa, không có một căn cơ thực hữu nào cả. Bởi vì, theo họ, xét theo định luật duyên khởi (pratìya-samutpàda), mọi sự hữu đều do tương quan mà hiện hữu, do đó sự hữu thực là phi hữu. Tuy nhiên, các nhà Vedànta khi nói đến cùng khái niệm này, họ lại hiểu cách khác.

Gaudïapàda, mặc dù được nói là chịu ảnh hưởng sâu đậm của Trung quán, nhưng khi nói về tính chất mê vọng của thế giới, cũng vẫn thiết lập một khái niệm chân thật nào đó làm căn bản cho những mê vọng này109. Dụ như một sợi dây nằm trong bóng tối, bị tưởng lầm là con rắn; mê vọng, hay vô minh (avidyà) chỉ có nghĩa là sự gán ghép sai lầm (adhyasa). Người ta cũng có thể tìm thấy quan niệm này nơi các nhà Thực tại luận (sarvàstivàda)

của Tiểu thừa Phật giáo, theo đó, cái giả phải có căn bản trên cái thực. Lông rùa và sừng thỏ dĩ nhiên là mê lầm, vọng tưởng, nhưng đã có thực tại sở y cho mê lầm vọng tưởng này. Đó là những khái niệm đã từng được kinh nghiệm, về sợi lông và con rùa, cái sừng và con thỏ. Các nhà Chủ không luận (sautrantika) của Tiểu thừa hoàn toàn bác bỏ giải thích này110. Nhưng chính các nhà Tánh không luận (sùnyavàda) của Đại thừa mới bác bỏ tích cực hơn. Thế giới là huyễn hóa, là mộng tưởng, là bất thực, vì đằng sau nó không có một căn bản lý tính để làm sở y; và bởi vì lý tính tự chứng tỏ tính cách mâu thuẫn nội tại của nó.

Gaudïapàda và SÙanïkara, trái lại, nhìn thấy đằng sau sự huyễn hóa ấy rõ ràng có một căn bản thực tại. Căn bản đó là Tuyệt đối thể Brahman. Tác dụng của vô trí (ajnõàna), nguyên nhân của mê lầm (avidyà) và huyễn hóa (màvà), chỉ là tác dụng sai lầm của tâm thức. Bởi vì cơ bản của jnõàna là cit, tâm thức thuần tịnh, và đó cũng được hiểu như là Brahman. Gaudïapàda nói, sợi dây trong bóng tối mà bản tính của nó bất xác, bị tưởng lầm là con rắn; cũng vậy, Tự ngã (Àtman) bị vọng tưởng thành sai biệt111. Khi vô minh bị hủy diệt, tâm thức trở lại trạng thái thuần tịnh của nó, và Tự ngã được hiển lộ, đúng như điều mà các Upanishads đã khải thị: “neti nety àtmà”, Tự ngã không phải là cái đó, không phải là cái đó; hoặc: “tad etad brahmàpùrvam, enaparam, anan-taram, abàhyam, eyam àtmà brahma sarvànubhùhï”, Brahman ấy được mô tả như là cái một thị hiện trong vô lượng, vô số hình thái: Brahman ấy không có khoảng đầu, không có khoảng cuối, không có bên trong, không có bên ngoài; Brahman ấy là Àtman, là đấng toàn trí, thấy và biết tất cả. Như vậy, khi Gaudïapàda nói thế giới sai biệt chỉ là huyễn hóa (màya), thì ta phải hiểu rằng, đó là sự huyễn hóa diễn ra từ trên thực tại tuyệt đối bất nhị.

SÙanïkara, trong phần giới thiệu cho bản chú giải Brahma-sùtra của ông cũng giải thích tương tợ. Khi người ta bị nhặm mắt, nhìn lên thấy hai hay ba mặt trăng. Những mặt trăng đó chỉ là sự tăng thượng (adhyàsa) của một mặt trăng chân thực kia. Nói cách khác, bởi vì tâm thức khởi lên tác dụng trí (vrïtti-jnõàna) vốn đã bị bao phủ mê lầm bởi vô trí có tác dụng như một chủ tri, khiến ta không nhận ra Tự ngã chân thực, bất biến và bất tử, đằng sau cái chủ tri bị chi phối bởi những đau khổ, buồn rầu... Một khi chứng được nhất thể Àtman, thế giới huyễn hóa biến mất. SÙanïkara trưng dẫn các Upanishads để minh chứng ý nghĩa này. Chàndoga -Upanishad IV.i.4 nói rằng mọi biến thái chỉ xảy ra trên mặt ngôn thuyết, giả danh: vàcàrabanïamï

vikàro nàma-dheyam v.v... Cũng như mặt biển tự nó chỉ là một, như xuất hiện như là vô số sóng biển và bọt biển112.

Như vậy, Brahman, do vô minh, mà xuất hiện như là thế giới sai biệt của danh (nàma) và sắc (rùpa); điều mà Brïhadàranyaka-Upanishad I.4.7 đã nói: khởi thủy, thế giới này không có sự sai biệt, không biểu hiện (avyàkrtam) rồi sau đó biểu hiện với danh như vậy, sắc như vậy. Người ta đi tìm lại cái thực tính nguyên sơ của thế giới này phải tìm theo dấu vết của Tự ngã, bởi vì Tự ngã là dấu chân của tất cả thế gian gồm danh và sắc này.

---o0o---

Một phần của tài liệu tim-hieu-sau-phai-triet-hoc-an-do-ht-man-giac (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)