0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Vai trò của bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU​ (Trang 54 -56 )

B. BẢO HIỂM

1.4.4. Vai trò của bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu

Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyên chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét :

Một, hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải được hàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.

Hai, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần.... vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông... do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Ba, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiểu rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngày cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở (Hague, Hague Visby, Hamburg....).Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Bốn, hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu cần thiết.

Năm, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương.

Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế.

1.4.5. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

Một, chỉ bảo hiểm các rủi ro tai nạn bất ngờ, không lường trước được, với nguyên tắc “trung thực tuyệt đối”.

Điều 204 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 1990 quy định “Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc cần phải biết liên quan đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm, có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra hiểm hoạ hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ loại thông tin mà mọi người đều biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc cần phải biết”.

Hai, có “quyền lợi bảo hiểm” thực sự, với nguyên tắc “bồi thường”.

Bồi thường là nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của bảo hiểm hàng hải. Về khái niệm ta có thể hiểu bồi thường là sự bảo vệ hoặc đảm bảo cho thiệt hải hoặc tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý, còn trong bảo hiểm ta có thể coi bồi thường như là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính,

tổn thất xảy ra. Bồi thường trong hàng hải là bồi thưởng theo cách thức và mức độ thoả thuận được xác định trên hợp đồng và theo quy định của pháp luật.

Ba, quyền lợi phải tương ứng với nghĩa vụ. Phí bảo hiểm phải tương xứng với rủi ro bảo hiểm.

Tư, bảo hiểm không có nghĩa là trút hết trách nhiệm cho người bảo hiểm.

Năm, nguyên tắc thế chấp. Người được bảo hiểm không có quyền miễn trách cho người có lỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU​ (Trang 54 -56 )

×