0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Một số chứng từ vận tải thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU​ (Trang 107 -107 )

B. BẢO HIỂM

3.1. Một số chứng từ vận tải thực tế

3.1.1. Bộ chứng từ trong thuê tàu chợ

Dưới đây là tờ lưu cước của hãng tàu CK Line gửi qua mail cho khách hàng:  Phần tiêu đề:

Bao gồm các thông tin về đại lý hãng tàu CK Line tại TP.HCM, Việt Nam: tên đại lý, địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ, logo hãng tàu.

Tiêu đề BOOKING NOTE được đặt giữa, bên dưới là số booking và ngày lập giấy lưu cước tàu chợ.

Thông tin về chủ hàng (Shipper), người nhận hàng (Consignee):

Các thông tin này cần phải đúng với nội dung người mua, người bán trong hợp đồng đã ký.

 Mục số lượng, loại container:

Tại đây sẽ đề cập số lượng, kích thước (20ft hay 40ft, container cao hay thấp), kiểu container (container thường, lạnh …), hàng nguyên container hay hàng lẻ.

Cụ thể, đây là hàng hóa sẽ được vận chuyển trong 1 container kích thước 40ft, hàng được chở nguyên container (Full Container Load – FCL), loại container ở đây là container lạnh (Reefer Highcube – RH), cho nên phía dưới dòng 1x 40’RH (FCL) có ghi chú thêm về nhiệt độ cài đặt cho container là 40C, phía ngoài container sẽ có ghi chú (Remark) là PLUS 4 DEGREE CELSIUS.

 Mục Cont của hãng tàu (Carrier): Tức là hàng hóa được vận chuyển trong container của hãng tàu CK Line.

 Mục SOC và COC:

SOC là viết tắt của "Shipper Owned Container" và COC là viết tắt của "Carrier Owned Container". Tức là tại mục này trong booking nếu có ký hiệu SOC thì vỏ cont đó là của người gửi hàng, còn COC thì vỏ đó là của người vận chuyển (hãng tàu).

Căn cứ vào lượng vỏ rỗng tại các bãi, hãng tàu dựa vào đó như một điều kiện để định giá cước.

Nếu tại cảng xếp lượng vỏ của hãng tàu đang thiếu thì khuyến khích dùng vỏ container của chủ hàng, dẫn đến cước phí sẽ được giảm nếu sử dụng vỏ container của chủ hàng.

Nếu tại cảng xếp lượng vỏ của hãng đang dư thừa và cần điều chuyển bớt sang cảng dỡ thì hãng tàu không khuyến khích chở hàng bằng vỏ container của chủ hàng, dẫn đến cước khí sẽ giảm nếu sử dụng vỏ container của hãng tàu.

Các thông tin về hàng hóa vận chuyển:

Tên mặt hàng được viết bằng tiếng anh với trọng lượng được đề cập ở trong booking này là trọng lượng tổng trong một container (GW – Gross weight), tức là tính luôn trọng lượng hàng và cả bao bì được tính bằng đơn vị Kilogram.

Container rỗng của hãng tàu đã đề cập ở các mục trên cần phải được lấy về để đóng hàng. Ở đây container được cấp tại cảng Cát Lái. Hàng hóa có thể đóng vào container tại 2 điểm bãi container của cảng hoặc kho của công ty xuất khẩu. Cụ thể ở đây, container sẽ được kéo từ nơi cấp cont rỗng đến nơi đóng hàng là kho của công ty TNHH XNK Giải pháp công nghệ xanh.

Ngày cấp container rỗng cho công ty đưa về kho đóng hàng.  Thông tin về việc hạ bãi:

Hạ bãi có nghĩa là khi xe vận chuyển container đã đóng hàng vào cảng, tài xế xe tải sẽ xin phép bộ phận điều độ cảng để hạ container xuống bãi chờ xuất đi.

Nơi hạ bãi tại đây cũng là cảng Cát Lái, ngày bắt đầu hạ bãi là ngày 20/4/2015. Tức là sau khi nhận container rỗng về kho đóng hàng xuất, và tiếp đó là hoàn thành việc đóng hàng thì ngày hôm sau, cảng bắt đầu tiếp nhận container đã đóng hàng để hạ bãi chờ xuất.

Closing time là thời hạn cuối cùng mà shipper phải hoàn thành toàn bộ các công việc thanh lý container cho cảng để cảng bốc xếp container lên tàu. Cũng có một số hãng tàu gọi là Cut off time, còn đối với người Việt Nam hay gọi là “thời gian cắt máng”.

Trong vận chuyển hàng hóa đường biển, nếu lô hàng thanh lý sau closing time hay thời gian cắt máng thì rất có khả năng bị “rớt tàu” rất cao. Rớt tàu tức là khi hàng hóa không được bốc xếp lên tàu đúng thời hạn đề ra, khi vào tình huống này, cần phải dựa vào mối quan hệ với hãng tàu để xin thêm closing time để hoàn thành việc đóng hàng và thanh lý hải quan, nếu không thì phải dời hàng lại đi vào chuyến khác, điều này ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Cho nên closing time là thời hạn quan trọng, cần phải chú ý để thực hiện đúng các thủ tục.

Các thông tin về chuyến tàu:

Tên tàu và số chuyến thực tế mà hãng tàu sắp xếp cho lô hàng.

ETD (Estimated Time of Departure) là ngày dự kiến tàu chạy. Thời hạn ngắt máng diễn ra một ngày trước ngày tàu chạy để cảng bốc xếp container lên tàu.

Shipping Instruction – SI là Chi tiết làm B/L do người gửi hàng soạn và gửi cho hãng tàu chỉ dẫn việc làm hàng. Bản chỉ dẫn bao gồm việc mô tả hàng, nơi gửi và nơi đến, tên tàu vận chuyển, ngày giờ bốc dỡ, các chứng từ theo hàng và biện pháp áp dụng đặc biệt nếu cần. Thông thường các hãng tàu quy định S/I Cut off tức là thời hạn nộp Chi tiết bill (Shipping Instruction – SI) cho hãng tàu cũng chính là thời gian closing time. Chú ý đối với hàng đi Nhật Bản (Japan) hay Thượng Hải, Trung Quốc (Shanghai) thời hạn nộp chi tiết bill sớm hơn, có khi sớm hơn 3 ngày trước khi tàu chạy.

Nơi nhận hàng (Place Of Receipt – POR), cảng xếp hàng (Port Of Loading – POL) tại TP.HCM, Việt Nam. Cảng chuyển tải (Port Of Transhipment), cảng dỡ (Port Of Delivery – POD), nơi giao hàng (Delivery – DEL) tại Bangkok, Thái Lan.

Cước và các ghi chú, lưu ý khác:

Theo điều kiện Incoterms đã đề cập trong hợp đồng, thì hợp đồng này xuất khẩu hàng theo điều kiện C&F Bangkok, Thailand. Tức là người xuất khẩu là công ty TNHH xuất nhập khẩu Giải pháp công nghệ xanh sẽ chịu trách nhiệm việc thuê tàu và trả cước phí vận tải chính. Cước phí ở đây là cước phí trả trước, cho nên tại mục này có ghi chú là Freight Prepaid. Một ghi chú để lưu ý khác được đề cập là nhiệt độ và độ thoáng khí của container.

Phía trên là các thông tin về ngày lập Booking, thông tin liên hệ của nhân viên lập tờ booking này của đại lý hãng tàu CK Line Việt Nam.

Dưới đây là nội dung vận đơn mà hãng tàu CK Line cấp cho công ty TNHH XNK Giải pháp công nghệ xanh:

Tiêu đề:

Tại đây đề cập số vận đơn (B/L No.) và logo của hãng tàu.

Lưu ý: Vận đơn được hãng tàu cấp phát thường gồm 3 bản gốc và nhiều bản

copy để thuận tiện sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.

Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được (Non Negotiable)

Cho nên bản copy này chỉ sử dụng làm bằng chứng trong các nghiệp vụ liên quan cần đến (Cảng, quản lý xuất nhập khẩu, thống kê,...), do không có giá trị pháp lý nên không được chuyển nhượng được cho người khác (Non Negotiable) và sẽ không được các ngân hàng thương mại chấp nhận thanh toán.

Các thông tin bao gồm tên công ty và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper) và người nhận hàng (Consignee).

Nơi, cảng bốc dỡ hàng hóa:

Thông tin về con tàu chở hàng:

Tại ô này đề cập đến tên con tàu, số chuyến, có thể sử dụng hai thông tin này để tra cứu thông tin về chuyến tàu trên website của các tân cảng Sài Gòn https://eport.saigonnewport.com.vn/Ships.aspx để có thể theo dõi tình hình lộ trình của chuyến đi. Flag là thông tin thể hiện cờ mang trên tàu được mang quốc kỳ theo hãng tàu CK Line của Hàn Quốc.

Thông tin về container:

Đây là số container, số seal mà hãng tàu đã cấp để đóng lô hàng xuất khẩu vào. Đây là 1 container lạnh 40ft, chứa đầy 2000 thùng carton đựng hàng. Các thông tin này có thể sử dụng để tra cứu thông tin về container trên website của các tân cảng Sài Gòn: https://eport.saigonnewport.com.vn/Containers.aspx .

Ở ô này đề cập việc trong quá trình hàng hóa được đóng vào container thì có mặt người gửi hàng quan sát việc đóng hàng, tự mình đếm số lượng hàng đóng và bấm seal cho container. Thông tin mô tả hàng hóa gồm có tên hàng hóa, số kg trong 1 thùng carton, khối lượng tịnh của hàng hóa (Net weight), mã HS của mặt hàng, nhiệt độ và độ thoáng khí được lắp đặt cho container lạnh.

Ngoài ra còn có thông tin về khối lượng tổng của hàng hóa (Gross weight), thể tích (Cube Metric – CBM).

Các thông tin khác:

Các thông tin về phương thức cước phí trả trước Freight Prepaid, nơi trả cước phí là tại TP.HCM. Chở hàng từ bãi container nước xuất đến bãi container nước nhập (Container Yard – CY/CY) với số lượng là 1 container được viết bằng chữ và số. Thường các thông tin về giá cước của lô hàng thường được người chuyên chở, hãng tàu dấu, không trình bày lên trên mặt vận đơn.

Đối với bản vận đơn gốc (Original B/L), sẽ có các thông tin tại ô số lượng bản gốc của vận đơn (No. of Original B/L), nơi và ngày phát hành vận đơn gốc (Place of Issue, Date of Issue).

Ngày hàng hóa được xếp lên tàu.

Vì đây là bản copy của vận đơn, nên không có chữ ký tay sống của người vận chuyển trên vận đơn, chỉ có mộc đóng dấu của hãng tàu vận chuyển.

3.1.2. Bộ chứng từ trong vận tải hàng không

3.1.2.1. Tờ xác nhận đặt chỗ (Booking Confirmation)

Lô hàng của công ty BYSA được đặt chỗ với hãng hàng không Etihad với các thông tin:

Số Airway Bill

Số kiện hàng – Pieces

Khối lượng – Weight (KG)

Thể tích – Volume (MC – Metric Cube)

Loại hàng – Commodity

Personal Effects là loại hàng hóa cá nhân.  Hành trình – Routing

Các kí tự tại dòng này là mã sân bay do IATA quy định, được viết tắt bằng 3 chữ cái in hoa. Mã sân bay (Airport code) này có thể tìm kiếm tại Mục International Code List http://www.airportcodes.org/ .

SGN – LOS thể hiện hành trình đi từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Lagos, Nigeria.

Chi tiết chuyến bay – Flight Details

Đầu tiên lô hàng được chở từ sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) đến sân bay Abu Dhabi (AUH) của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trên chuyến bay EY440 ngày 3/6/2015. Sau đó, từ sân bay Abu Dhabi đến sân bay Lagos (LOS) của Nigeria vào ngày 14/6/2015 trên chuyến bay số EY671.

Thời gian và địa điểm cut off

Thời gian là 3h30’ chiều tại kho hàng TCS của sân bay Tân Sơn Nhất.

Tiêu đề:

Hướng dẫn gửi hàng (Shipper Instructions for Despatch) theo form mẫu đối với hàng hóa gửi tại kho TCS.

Thông tin người gửi, nhận hàng:

Thông tin gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại của người gửi (Shipper) và người nhận (Consignee).

Thông tin về chuyến bay:

 Số hiệu chuyến bay, ngày khởi hành

 Lộ trình chuyến bay:

Chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất TP.HCM (SGN) đi qua sân bay Abu Dhabi của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (AUH) đến sân bay cuối là sân bay Lagos của Nigeria (LOS).

 Tổng số kiện

 Chủng loại hàng:

Hàng hóa cá nhân (Personal Effects) loại M được xác định theo luật nhập khẩu hàng hóa tại Nigeria.

 Kích thước

 Trọng lượng hàng hóa:

Tổng trọng lượng (Gross Weight) và trọng lượng tính cước (Chargeable Weight) đều là 2420 Kgs.

 Hình thức thanh toán:

Cước phí trả trước (Prepaid – PP) tại TP.HCM.

 Hướng dẫn phục vụ (Handling information):

Người gửi hàng viết yêu cầu đối với hàng hóa tại mục này. Công ty Bysa yêu cầu chuyển lô hàng cho công ty Skyway Aviation tại nước nhập.

Bên dưới, người điền tờ hướng dẫn gửi hàng cần phải đánh dấu vào ô tương ứng với lô hàng gửi

- Hàng dễ hư hỏng - Hàng giá trị - Động vật sống - Hàng chuyển phát nhanh - Kho lạnh - Hàng áp tải - Hàng điện tử - Quan tài - Hàng nguy hiểm - Các loại khác  Nhãn hàng hóa:

Nhãn hàng hóa (AWB Label) do hãng hàng không Etihad phát hành, nhãn này được dán trên các tờ hướng dẫn gửi hàng và trên từng kiện của lô hàng.

Trên tờ nhãn thể hiện thông tin về

 Hãng hàng không vận chuyển

 Số vận đơn (Airway Bill No.)

 Sân bay đích (Airport of Destination)

 Số kiện

 Khối lượng kiện

 Sân bay xuất phát

 Lộ trình chuyến bay

Kho, thời gian tiếp nhận:

Kho tiếp nhận ở đây là kho hàng xuất, tiếp nhận vào đúng thời gian quy định (Cut off time) trong booking confirmation.

Chữ ký người tiếp nhận, người gửi hàng:

Chữ ký bên trái là chữ ký của người tiếp nhận lô hàng, chữ ký bên phải là chữ ký và số CMND của nhân viên làm hàng công ty Bysa.

Tiêu đề:

Trên vận đơn hàng không số MAWB tổng cộng 11 chữ số, trong đó 3 chữ số đầu là Tiền tố hãng hàng không đó là duy nhất cho tất cả các hãng hàng không, 7 chữ số tiếp theo là số thứ tự của AWB, chữ số cuối cùng là số kiểm tra. Vì vậy ngay trên nhãn hàng hóa của Etihad cũng in sẵn 3 số đầu cố định.

Bên dưới thể hiện hãng hàng không phát hành vận đơn, hãng hàng không này là thành viên của IATA.

Thông tin về người gửi, nhận hàng

Thông tin của người gửi hàng (shipper), người nhận hàng (consignee), và đại lý hàng hóa hàng không.

 Sân bay xuất phát (Airport of Departure) và lộ trình chuyến bay (Routing):

Như đã đề cập trên Shipper Instruction, chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất TP.HCM (SGN) đi qua sân bay Abu Dhabi của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (AUH) đến sân bay cuối là sân bay Lagos của Nigeria (LOS).

 Mã sân bay

Mã sân bay gồm 3 ký tự do IATA quy định.

Người chuyên chở (First Carrier) thể hiện bằng mã chỉ định hãng hàng không IATA (IATA airline designators) gồm 2 ký tự do IATA quy định. EY là mã dành cho hãng hàng không Etihad.

 Sân bay đích (Airport of Destination)

 Requested Flight/ Date:

Lô hàng được chở trên chuyến bay số EY440 ngày 3 tháng 6.

 Đơn vị tiền tệ (Currency): USD

 Phương thức trả cước phí:

WT/VAL – Weight/Valuation Charge: tức là cước tính theo trọng lượng hoặc giá trị. Trong vận đơn đánh dấu check vào ô PPD, tức là phương thức cước phí trả trước (Prepaid). Còn đối với cước phí trả sau (Collect) thì sẽ đánh vào ô COLL.

 Giá trị hàng chuyên chở (Declared Value for Carriage):

Do người gửi hàng khai, nếu không thì ghi NVD: không khai giá trị (No Value Declared).

 Giá trị khai báo hải quan (Declared Value for Customs)

Do người gửi hàng khai, nếu không khai giá trị thì ghi NCV: không có giá trị thương mại (No Commercial Value).

 Hướng dẫn phục vụ (Handling Information)

Thông tin về lô hàng

 Số kiện

 Trọng lượng tổng, trọng lượng tính cước

 Tỉ lệ phí

 Số tiền cước tính trên trọng lượng lô hàng

 Mô tả hàng hóa

Bao gồm tên hàng, kích thước (Dimensions – DIMS)  Thông tin về cước phí

Tổng cước phí hàng không phải trả cho việc vận tải lô hàng này gồm cước phí tính theo trọng lượng cộng với các phụ phí:

 Phụ phí chứng từ AWB: 2 USD

 Phụ phí xăng dầu FSC (Fuel Surcharge): 2,178 USD

 Phụ phí soi an ninh SSC (Security Surcharge): 484 USD  Chữ ký

Chữ ký là đóng dấu của đại diện hãng hàng không Etihad.

Ngày và nơi phát hành vận đơn hàng không và ghi chú về bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng.

B.BẢO HIỂM

3.2. Một số chứng từ bảo hiểm trong thực tế 3.2.1. Bộ chứng từ mua bảo hiểm hàng hóa 3.2.1. Bộ chứng từ mua bảo hiểm hàng hóa

3.2.1.1. Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa (Insurance Request on Cargo) Cargo)

Thông tin của người yêu cầu bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng

Các thông tin gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, số tài khoản.  Thông tin về lô hàng được bảo hiểm

 Số vận đơn

 Số kiện

 Trọng lượng

 Tên và ký mã hiệu hàng hóa được bảo hiểm

 Số tiền bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU​ (Trang 107 -107 )

×