Một số chứng từ bảo hiểm trong thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu​ (Trang 128)

B. BẢO HIỂM

3.2. Một số chứng từ bảo hiểm trong thực tế

3.2.1. Bộ chứng từ mua bảo hiểm hàng hóa

3.2.1.1. Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa (Insurance Request on Cargo) Cargo)

Thông tin của người yêu cầu bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng

Các thông tin gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, số tài khoản.  Thông tin về lô hàng được bảo hiểm

 Số vận đơn

 Số kiện

 Trọng lượng

 Tên và ký mã hiệu hàng hóa được bảo hiểm

 Số tiền bảo hiểm

 Số của hợp đồng mua bán

 Tính chất bao bì

Thông tin về chuyến đi

 Phương thức vận chuyển

 Tên tàu

 Ngày khởi hành

 Tên các cảng đi, đến

Tổng số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm được đề cập tại đây bằng 110% giá trị lô hàng được ghi trong hợp đồng mua bán.

Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm A theo ICC – 1982, là điều kiện mà Bảo Việt phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ.

Nơi bồi thường

Thời hạn thanh toán phí

Chữ ký và đóng dấu của người được bảo hiểm

Tiêu đề, số giấy chứng nhận bảo hiểm

Tên và địa chỉ người được bảo hiểm (Name of Insured/ Applicant):

Ghi tên công ty, địa chỉ người được/ người yêu cầu BH. Thực tế ở thị trường Việt Nam, đôi khi người giao nhận cũng có thể được xem là người được bảo hiểm.

Thông tin về phương tiện vận chuyển (Conveyance)

Gồm các thông tin: phương thức chuyên chở, tên tàu, số đăng ký. Số hợp đồng, số vận đơn, số hóa đơn.

Ngày khởi hành, cảng xếp dỡ hàng, cho phép chuyển tải.

Đối tượng được bảo hiểm (Subject matter insured):

Ghi theo nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá: Loại hàng hóa ở đây là vải lụa. Tính chất bao bì ở đây là hàng vải được đóng trong container. Số kiện, trọng lượng tổng (GW), trọng lượng tịnh (NW).

Các thông tin liên quan đến phí bảo hiểm:

Tổng số tiền bảo hiểm (Sum Insured): bằng 110% giá CIF được ghi trong hợp đồng ngoại thương.

Tỷ lệ phí bảo hiểm (Rate): là tỷ lệ được tính toán đối với loại hàng hóa mà doanh nghiệp và Bảo Việt đã thương lượng trước đó. Mức rate này bằng tỷ lệ phí BH chính đối với loại mặt hàng vải cộng với các tỷ lệ phụ phí khác (như phụ phí tàu già, phụ phí chiến tranh hay đình công theo yêu cầu của khách hàng…)

Phí bảo hiểm (Premium) = Rate x Sum Insured Thuế giá trị gia tăng VAT thường là 10%.

Khấu trừ (Deductible): là phần khách hàng phải tự chịu trong mỗi vụ tổn thất, tức là trong trường hợp có tổn thất xảy ra thì số tiền bồi thường cho khách sẽ trừ đi mức khấu trừ này.

Phí bảo hiểm cộng thuế VAT để ra tổng phí bảo hiểm (Total Amount) mà người mua bảo hiểm phải trả cho Bảo Việt. Các điều khoản này thường không được thể hiện cụ thể trên giấy chứng nhận bảo hiểm để đảm bảo cạnh tranh giữa các công ty BH.

Các điều kiện, điều khoản và bảo đảm:

Ở mục này thể hiện các điều khoản và điều luật bảo hiểm về quy tắc hàng hóa đường thủy theo điều kiện ICC A – 1.1.1982, ngoài ra còn có ghi chú về điều khoản thanh toán (Payment term) người mua bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo Việt trong hoặc trước ngày 27/5/2014.

Khi hàng hóa xảy ra tổn thất, người mua liên hệ và nhận bồi thường tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Chữ ký, nơi, ngày phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ vận tải hàng hóa của Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng và phát triển. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã cố gắng đàm phán dành quyền vận tải để tự đảm nhận việc thuê phương tiện vận tải hàng hóa. Thực tế đã chứng minh rằng, nghiệp vụ vận tải đã đóng góp một phần đáng kể vào thành tích chung của hoạt động ngoại thương Việt Nam. Vận chuyển hàng hóa là một hoạt động không thể tách rời của chuỗi hoạt động thương mại quốc tế và thuê phương tiện vận tải là một khâu quan trọng để thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho người mua. Bên cạnh đó, để việc vận chuyển hàng hóa được an toàn từ những rủi ro thường xuyên phát sinh trong quá trình chuyên chở, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Việc nắm bắt và hiểu rõ quy trình thuê tàu hay vận tải đường hàng không cũng như quy trình mua bảo hiểm cho hàng hóa là cực kỳ cần thiết để tiếp tục thực hiện ổn thỏa chuỗi các công việc tiếp theo của quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Để thực hiện được điều đó cần phải có thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty, giữa người thuê vận tải và các hãng tàu, hãng hàng không, doanh nghiệp bảo hiểm. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được công việc một cách hoàn toàn chính xác, không phát sinh sai lỗi. Nhưng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải chú ý đến các nhiệm vụ của từng công đoạn mà có thể kịp thời phòng tránh hay hạn chế nhất có thể việc xảy ra sai lỗi phát sinh. Đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cùng với sự khắt khe, yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

Phạm Mạnh Hiền, Phan Hữu Hạnh (2012). Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TP.HCM.

Võ Thanh Thu (2011). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Tổng hợp, TP.HCM.

Đỗ Hữu Vinh (2014). Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

Lê Tuấn Lộc, Trần Huỳnh Thúy Phượng (2014). Giáo trình kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM.

Tô Thị Hằng và Bùi Văn Hùng (2014). Giáo trình Đơn từ thương mại. Nhà xuất bản Đại học Công nghệ TP.HCM.

Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2011). Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.  Các trang web: http://www.cangsaigon.com.vn/indexvn.jsp http://www.vinamarine.gov.vn/ http://www.vietship.vn/news/ http://sunnytrans.com.vn http://www.etihadcargo.com/pages/default.aspx http://www.baoviet.com.vn/insurance/ http://www.airportcodes.org/ https://www.bimco.org/

PHỤ LỤC

DANH SÁCH 1 SỐ HÃNG TÀU CHẤT LƢỢNG LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

1. MARINE CONNECTIONS VIETNAM

Địa chỉ Lầu 10, VTP Office Service Center, 8 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM Điện thoại 38256148 Fax: 38256150

Website: www.ckline.co.kr 2. COSCO Hồ Chí Minh

Địa chỉ 6A Hồ Xuân Hương, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại 08 39302288 Fax: 08 39307268

Email: cosco.vietnam@cosfi.com.vn

3. APL - NOL Việt Nam

Địa chỉ 22 Phạm Ngọc Thạch , Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại 08-38221199 Fax: 08-38227880

Website: www.apl.com

4. WANHAI LINES LTD & INLACO SAIGON Địa chỉ 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TP. HCM Điện thoại 38225720

Website: www.wanhai.com

5. RCL

Địa chỉ Tầng trệt, Vinatrans Building, 147 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM

Điện thoại 8259561; 8559562; 8259764 6. CNC

Địa chỉ Tầng 2, 22 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP.HCM Điện thoại 3 8279044

7. HEUNG A

Địa chỉ Tầng 2, 11 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại 8210806; 8212687; 8212688 Fax: 8210810; 8211050 8. SAMUDERA & PAL SHIPPING AGENCY

Điện thoại 39435447 E-mail: pal@hcm.vnn.vn

9. YANG MING & CONTINENTAL SHIPPING AGENCY CORP Địa chỉ tầng 19, tòa nhà REE, 9 Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP.HCM

Điện thoại 38254589 Website: www.yml.com.tw

10.CHINA SHIPPING

Địa chỉ tầng 18 Tòa nhà Bitexco, 2 Hải Triều, Quận 1, TP.HCM Điện thoại 39105712

Web site: http://en.cnshipping.com 11.EVERGREEN

Địa chỉ tầng 11 tòa nhà FIDECO, 81 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM Điện thoại 39111026

12. NYK LINE

Địa chỉ Lầu 6, Saigon Riverside Office Center, 2A – 4A Tôn Đức Thắng Quận 1, TP.HCM

Điện thoại 8235616 - 17 - 18 – 19 Website: www.nykline.com

13.MAERSK LINE

Địa chỉ Tòa nhà Zen Plaza, 54 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM Điện thoại 38238566

14.HAPAG - LLOYD

Địa chỉ tầng 16, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, TP.HCM

Điện thoại: 39155300 Website: www.hlcl.com

15.“K” LINE

Địa chỉ tầng 9 tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại 35472533

Điện thoại 22202505 Website: www.hanjin.com

17.SITC

Địa chỉ 193 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1 TP.HCM Điện thoại 54047415

18. MSC & CÔNG TY ĐẠI LÝ MSC

Địa chỉ tầng 10 tòa nhà Saigon Paragon, 3 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, TP.HCM

Điện thoại 54135253 19.OOCL

Địa chỉ tầng 13 tòa nhà Saigon Trade, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM Điện thoại 39116088

Website : www.oocl.com

20.GERMATRANS & GERMADEPT

Địa chỉ Cao ốc Gemadept, 6 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM Điện thoại 38236236

BẢNG GIÁ LƢU KHO TCS HÀNG XUẤT KHẨU

NỘI DUNG CÁC KHOẢN THU ĐƠN VỊ TÍNH

MỨC THU (VND)

Không tính lưu kho 2 ngày kể từ ngày tiếp nhận (bao gồm ngày chủ nhật và ngày lễ nếu có), ngày chủ nhật, ngày lễ và ngày hàng được giữ chỗ chuyến bay.

Tiền lưu kho sẽ được tính theo ngày dương lịch + Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 2

- Lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 200 kg VND/kg 1.160

- Lô hàng lớn hơn 200kg

* 200 kg đầu VND/kg 1.160

* Trọng lượng ngoài 200 kg đầu VND/kg 560

+ Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 VND/kg/ngày 725

+ Từ ngày thứ 7 trở đi VND/kg/ngày 1.160

- Giá lưu kho tối thiểu VND/lần 99.000

Giá lƣu kho loại hàng đặc biệt

1. Hàng quý hiếm

Không miễn lưu kho từ lúc tiếp nhận hoặc từ khi máy bay đáp Không miễn lưu kho ngày chủ nhật, ngày lễ, và ngày phát hàng Tiền lưu kho sẽ được tính theo ngày dương lịch

Giá lưu kho VND/Kg/ngày 5.500

Giá tối thiểu VND/ngày 900.000

2. Hàng chứa trong kho lạnh

Không miễn lưu kho kể từ khi hàng được yêu cầu để kho lạnh Tiền lưu kho sẽ được tính theo ngày (24giờ/ngày)

NỘI DUNG CÁC KHOẢN THU ĐƠN VỊ TÍNH

MỨC THU (VND)

Giá lưu kho đối với hàng xuất khẩu Kg/ngày 1.450

Giá lưu kho tối thiểu Ngày 220.000

3. Hàng động vật sống

Không tính lưu kho cho ngày tiếp nhận hàng, ngày chủ nhật, ngày lễ và ngày hàng hoá được giữ chỗ chuyến bay

Tiền lưu kho sẽ được tính theo ngày dương lịch

Giá lưu kho Kg/ngày 1.100

Giá lưu kho tối thiểu Ngày 500.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu​ (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)