Phân loại container

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu​ (Trang 29)

A. VẬN TẢI

1.2.3.3. Phân loại container

Thực tế container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể

Phân loại theo kích thước

Container loại nhỏ Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3.

Container loại trung bình: Trọng lượng 5 - 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3. Container loại lớn Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3.

 Các loại Container thường dùng:

Container loại 20 feet (20 DC, 20RF) : 2,4m x 6m x 2,4m. Container loại 40 feet thấp (40 DC) : 2,4m x 12m x 2,4m. Container loại 40 feet cao (40 HC) : 2,4m x 12m x 2,6m. Container loại 45 feet cao (45 HC) : 2,4m x 14m x 2,6m.

Container mở (Open Container) Container kín (Closed Container)

Container khung (France Container) Container gấp (Tilt Container)

Container phẳng (Flat Container) Container có bánh lăn (Rolling Container)

Phân loại theo công dụng của container

Theo CODE R688 - 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng, container được chia thành 5 nhóm chủ yếu sau:

Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa:

Nhóm này bao gồm các container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một đầu và các bên.

Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)

Là loại container dùng để chở hàng rời (thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ....). Do có miệng trên mái nên tiết kiệm được sức lao động khi xếp dỡ hàng. Nhược điểm là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp nhiều có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho container.

Nhóm 3: Container bảo ôn/ nóng/ lạnh (Thermalinsulated /Heated

/Refrigerated /Reefer container)

Loại container này có sườn, sàn mái và cửa ốp cách nhiệt, loại container này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay được làm lạnh dựa vào những chiếc máy gắn phía trước container hoặc bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Đây là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng (hàng rau quả ....), các loại hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Nhược điểm là dung tích chứa hàng của container nhỏ, việc bảo quản máy móc cũng yêu cầu đòi hỏi cao hơn nếu các thiết bị máy được đặt ở trong container.

Dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng lỏng (dầu ăn, hóa chất, xăng…)

Gồm thùng chứa bằng thép có khung sắt bên ngoài, có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng. Ưu điểm là tiết kiệm được sức lao động và có thể được sử dụng như là kho chứa tạm thời. Nhược điểm của

loại container này là: Giá thành ban đầu, chi phí bảo dưỡng, chi phí vệ sinh cao, trọng lượng vỏ lớn.

Nhóm 5: Các container đặc biệt (Special container), container chở súc

vật sống (Cattle Container).

Loại container này được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống. Do dùng để chuyên chở súc vật sống nên nhược điểm chính của nó là vấn đề làm sạch và kiểm dịch các container rỗng.

1.2.3.4. Các loại chi phí phải trả khi mƣợn/trả container

Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, cước phí container được ấn định thành biểu cước như biểu cước của tàu chợ. Được xây dựng theo xu hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện dễ dàng cho việc áp dụng và tính toán tiền cước chuyên chở.

Các loại chi phí

Cước phí hàng hóa chuyên chở bằng container trên chặng đường chính (Basic Ocean Freight) và trên các chặng đường vận tải phụ (Feeder Freight).

Chi phí xếp dỡ container ở các điểm vận tải. Chi phí thuê container rỗng để xếp hàng. Chi phí sửa chữa hư hỏng container (nếu có).

Cước phí chuyên chở container rỗng từ nơi dỡ hàng đến địa điểm trả container cho người thuê.

Chi phí lưu giữ container và các chi phí phụ khác.

Mức cước phí container phụ thuộc vào những yếu tố sau

Loại, cỡ container (lớn hay nhỏ, chuyên dụng hay không chuyên dụng). Loại hàng hóa xếp trong container, nghĩa là căn cứ vào cấp hạng hàng hóa. Mức độ sử dụng trọng tải, dung tích container.

Chiều dài và đặc điểm của tuyến đường chuyên chở.

Các kiểu tính cước chuyên chở hàng hóa bằng container

Bảng giá cước được hãng tàu container ấn định làm cơ sở để tính và thu tiền cước tùy theo cách chuyên chở “Từ bãi chứa container đến bãi chứa container” (CY – CY) hoặc “Từ kho người bán đến kho người mua” (Warehouse to warehouse), đối với từng loại mặt hàng. Giá cước container được phân thành 3 loại chính:

- Cước trọn container cho mỗi mặt hàng riêng biệt (CBR: Commodity Box Rate): Là một loại giá cước bao tính theo từng container cỡ 20’, 40’

cho một mặt hàng riêng biệt (Bách hóa, hàng khô rời, hàng lỏng, hàng đông lạnh,...) mà không tính theo khối lượng hàng xếp trong container. - Cước phí container tính chung cho mọi loại hàng (FAK: Freight all

kinds Rate): Theo cách tính này, mọi mặt hàng đều phải đóng một giá

cước cho cùng một chuyến container mà không cần tính đến giá trị của hàng hóa trong container.

- Cước phí hàng chở lẻ (LCL Charges hoặc CFS Charges): Cước phí

hàng này được tính theo trọng lượng, thể tích hoặc giá trị của hàng hóa đó (tuỳ theo sự lựa chọn của người chuyên chở), cộng với các loại dịch vụ làm hàng lẻ như phí bên bãi container (container freight station charges), phí nhồi, rút hàng ra khỏi container (Less than container load charges). Chính vì thế nên mức cước container hàng lẻ bao giờ cũng cao hơn các loại cước khác.

- Cước tính theo khối lượng chuyên chở (Time Volume Contract – TVC): Đây là hình thức giảm giá cho chủ hàng nhằm khuyến khích họ

1.2.3.5. Qui trình mƣợn/trả container hàng nhập khẩu

Sơ đồ 1.3: Quy trình mƣợn – trả container hàng nhập khẩu

Người nhận hàng phải mang giấy tờ yêu cầu trong Arrival Notice đến đại lý hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng D/O

Nhân viên hãng tàu thông báo mức phí cần phải đóng để lấy lệnh và cược

container rỗng

Người nhận hàng đóng các khoản phí rồi nhận và kiểm tra 3 bản D/O, giấy hạ

rỗng và các biên lai

Người nhận hàng đến phòng thương vụ của Cảng trình D/O gốc để in Phiếu EIR (Phiếu giao nhận container)

Người nhận hàng đến phòng điều độ để làm các thủ tục lấy container hàng để

tiến hành rút ruột.

Sau khi rút hàng, trả container rỗng tại nơi in trên phiếu cược cont. Tại đây giữ lại phiếu hạ cont rỗng và cấp phiếu tình

trạng container

Người nhận hàng đến đại lý hãng tàu trình phiếu tình trạng cont, giấy cược

Quy trình mượn container để rút hàng Bước 1:

Dựa vào Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) được phát hành bởi đại lý hãng tàu tại Việt Nam, người nhận hàng phải mang là vận đơn gốc (bill of lading) hoặc vận đơn surrender và giấy giới thiệu của công ty đến văn phòng đại diện của hãng tàu, tại địa chỉ được thể hiện trên giấy báo hàng đến để lấy Lệnh giao hàng D/O.

Bước 2:

Nhân viên hãng tàu sẽ tiếp nhận 2 chứng từ trên và thông báo mức phí cần phải đóng để lấy lệnh và cược container rỗng về kho rút hàng.

Bước 3:

Nhân viên công ty đóng các khoản phí theo yêu cầu, ký tên vào các biên lai thu tiền (lưu ý tên và mã số thuế của doanh nghiệp trên các hóa đơn) rồi nhận 3 bản D/O, giấy hạ rỗng và các biên lai. Kiểm tra các chứng từ vừa được cấp để tránh trường hợp D/O không có giá trị hiệu lực, cũng như gặp khó khăn khi thực hiện thanh lý hải quan tại cảng.

Bước 4:

Nhân viên công ty đến phòng thương vụ của cảng đem D/O gốc đã lấy trước đó, viết thêm mã số thuế của công ty để xin in Phiếu EIR (Phiếu giao nhận container). Thương vụ sẽ kiểm tra thông tin trên tờ lệnh, thu tiền in phiếu và ra hóa đơn, lúc này mã số thuế và tên doanh nghiệp trên hóa đơn là của doanh nghiệp nhập khẩu và xuất ra phiếu giao nhận container.

Bước 5:

Nhân viên công ty đem hóa đơn mà thương vụ cấp trình cho phòng điều độ để lấy phiếu điều động công nhân. Từ phiếu điều động, nhân viên nhận hàng liên hệ với đội trưởng đội xe nâng được đề cập trong phiếu điều động, trình phiếu điều động ra, đội trưởng sẽ điều xe nâng, nhân viên công ty dẫn đội xe nâng ra bãi container để tiến hành bốc container để lên xe để mang về kho của công ty rút ruột.

Qui trình trả container đã rút hàng Bước 1:

trả container, nơi này sẽ giữ lại phiếu hạ container rỗng, thu tiền hạ rỗng và sẽ cấp lại một phiếu thể hiện tình trạng container (container sạch, tốt, không hư hỏng v.v…)

Bước 2:

Nhân viên công ty cầm giấy tình trạng container trên cùng với giấy cược container lại đại lý hãng tàu để nhận lại tiền cược container ban đầu đã đóng nếu các container này không bị hư hỏng mất mát. Và phải bồi thường, trả phí nếu trên phiếu thể hiện tình trạng container có ghi chép về tình trạng container có hư hỏng.

1.2.4. Các chứng từ vận tải do hãng tàu cấp

1.2.4.1. Giấy lƣu cƣớc tàu chợ (Booking Note)

Khái niệm

Giấy lưu cước tàu chợ hay còn gọi là đơn lưu khoang (Booking note hay Booking/ Booking space/ Booking confirmation) được đại diện của hãng tàu hoặc thuyền trưởng cấp phát cho chủ hàng để thể hiện việc đồng ý giữ chỗ trên tàu để vận chuyển hàng. Việc lưu khoang chỉ áp dụng đối với phương thức thuê tàu chợ.

Sau khi lựa chọn hãng tàu, nhân viên chứng từ mail hoặc fax các thông tin về chuyến hàng cho hãng tàu biết như loại containers, tên tàu và ngày mà hãng tàu có tàu chạy đăng trên lịch trình và điện thoại đến hãng tàu xin đặt chỗ (booking). Nếu là hàng lẻ LCL thì cung cấp cho hãng tàu số lượng hàng, loại hàng,… để hãng tàu xem xét và để đóng hàng hàng consol. Hãng tàu sẽ cung cấp 01 booking note được xem như một hợp đồng lưu cước, phân chia trách nhiệm giữa công ty với hãng tàu.

Nội dung của Booking note

Nội dung của booking note cơ bản gồm

 Tên người vận chuyển, số xác nhận đặt chỗ (booking No.), tên và địa chỉ người gửi hàng (shipper)

 Tên tàu, cảng bốc hàng (loading port), cảng dỡ hàng (discharging port)

 Ngày dự kiến tàu rời cảng bốc hàng (ETD), ngày dự kiến tàu đến cảng dỡ hàng (ETA), ngày giờ tàu cắt máng (closing time)

 Các thông tin về hàng hóa: tên hàng, tổng số kiện, trọng lượng

Ngoài ra còn có những yêu cầu đặc biệt đối với khách hàng, như kiểm tra tình trạng container khi nhận, bồi thường nếu làm mất hoặc hỏng container, mức phạt lưu container (detention/demurrage tariff)…

Khi nhận được booking note của hãng tàu, nhân viên cần kiểm tra kỹ nội dung trên. Nếu chưa chính xác cần phải thông báo với hãng tàu và điều chỉnh lại cho hợp lý.

1.2.4.2. Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party – C/P)

Khái niệm

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một hợp đồng thỏa thuận chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trong đó người chuyên chở cam kết chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng (cảng xuất khẩu) đến giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng khác (cảng nhập khẩu) theo yêu cầu của người thuê tàu; người thuê cam kết trả cước phí vận chuyển theo đúng mức mà hai bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng thuê tàu chuyến gồm nhiều điều kiện, điều khoản khác nhau và việc ký kết tương đối phức tạp.

Khi ký kết các bên thường tham khảo hợp đồng thuê tàu mẫu. Hợp đồng thuê tàu mẫu thường do cá chủ tàu, các chủ hàng lớn, các phòng hàng hải quốc tế biên soạn.

Phân loại hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu mẫu gồm nhiều loại khác nhau, dùng cho từng khu vực, từng tuyến đường, từng mặt hàng riêng biệt và được phân thành hai nhóm chủ yếu:

Nhóm tổng hợp: là những hợp đồng mẫu dùng để chở hàng bách hóa cà những mặt hàng không có mẫu riêng.

Trong nhóm mặt hàng này, mẫu được dùng nhiều nhất và phổ biến nhất là mẫu “GENCON” do công hội hàng hải quốc tế và Ban tích (BIMCO – Baltic and International Martime Conference) và phòng hàng hải Anh (British Chamber of Shipping) soạn thảo 1922 và sửa đổi vào năm 1976, 1994.

Nhóm chuyên dụng: là những hợp đồng mẫu dùng cho một mặt hàng nhất định hay trên một tuyến đường nhất định. Có các loại hợp đồng mẫu như

Chở dầu Exxonvoy 1969, Mobilvoy 96, Shellvoy 5, As banktankvoy,.. Chở than, chở quặng Orevoy, Medcon, Sovcoal 1962, Polcoal 1971… Chở ngũ cốc Nograin 89, Auswheat, Baltimore Berth Grain C/P… Chở xi măng Cemenco.

Khi ký kết hợp đồng thuê tàu, các bên dựa vào các mẫu trên để thêm bớt, bổ sung các điều khoản sao cho phù hợp với các lợi ích của hai bên. Các điều khoản bổ sung được gọi là Rider Clauses.

1.2.4.3. Vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading – B/L)

Khái niệm

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

Công dụng của vận đơn

Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.

Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.

Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.

Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.

Phân loại vận đơn

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuỳ theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá:

Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading)

Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn:

Vận đơn đích danh (straight bill of lading)

Vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) Vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).

Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn:

Vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) Vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn:

Vận đơn đi thẳng (direct bill of lading) Vận đơn chở suốt (through bill of lading)

Vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở:

Vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) Vận đơn tàu chuyến (voyage bill of lading) Vận đơn container (container of lading).

Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông:

Vận đơn gốc (original bill of lading) Vận đơn copy (copy of lading).

Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

Nội dung mặt trước của vận đơn

Số vận đơn (Number of bill of lading)

Người gửi hàng (Shipper), người nhận hàng (Consignee), địa chỉ thông báo (Notify address)

Chủ tàu (Shipowner), cờ tàu (Flag), tên tàu (Vessel hay name of ship)

Cảng xếp hàng (Port of loading), cảng chuyển tải (via or transhipment port), nơi giao hàng (Place of delivery).

Tên hàng (Name of goods), ký mã hiệu (Marks and numbers), cách đóng gói và mô tả hàng hoá (Kind of packages and Discriptions of goods), số kiện (Number of packages), trọng lượng toàn bộ hay thể tích (Total weight or mesurement)

Số bản vận đơn gốc (Number of original bill of lading), thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of issue), chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)

Nội dung mặt sau vận đơn

Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở... phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

1.2.4.4. Thông báo hàng đến (Arrival Notice)

Khái niệm

Thông báo hàng đến (Arrival notice hay Notice of Arrival) là chứng từ do đại diện hãng tàu nơi nước nhập khẩu lập và gửi cho người nhập khẩu biết thông tin là hàng hóa sắp đến nơi. Trước ngày dự kiến hàng đến thông thường từ 1 đến 2 ngày sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) của hãng tàu, thông báo này giúp người nhập khẩu ước lượng thời gian để chuẩn bị các thủ tục cần thiết như khai hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)