0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU​ (Trang 76 -83 )

B. BẢO HIỂM

2.1.2.2. Ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến

Sau khi đàm phán hoàn tất, hai bên: người thuê tàu và người vận chuyển – hãng tàu sẽ tiến hành kí kết hợp đồng thuê tàu chuyến, chủ hàng phối hợp cùng hãng tàu làm thủ tục và theo dõi quá trình xếp hàng lên tàu.

Đối với các nhóm hàng hóa khác nhau thì khác nhau về yêu cầu của form hợp đồng thuê tàu vì thế nội dung các điều khoản cũng khác nhau. Dưới đây là mẫu hợp

đồng dùng để chở hàng bách hóa GENCON 94. Hợp đồng Gencon này được soạn thảo 1922 và sửa đổi bổ sung một số điều khoản vào năm 1976, 1994, đây cũng là mẫu hợp đồng được dùng nhiều nhất và phổ biến nhất.

Mặt đầu tiên của hợp đồng (Part I) là nội dung những điều khoản liên quan đến chuyến hàng cần vận chuyển, đã được thống nhất giữa bên người thuê tàu và hãng tàu. Các mục này được kết hợp với các điều khoản (Cl. – Clause) ở Part II của hợp đồng nhằm giải thích các thuật ngữ hay dẫn chiếu nội dung cụ thể. Bên phải của hợp đồng có in logo của Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế - BIMCO (The Baltic and International Maritime Council).

(Nguồn: Biểu mẫu của BIMCO)

Điều khoản 1: Shipbroker:

Những thông tin về người môi giới như Tên doanh nghiệp, địa chỉ liên lạc, văn phòng kinh doanh…

Điều khoản 2: Date and Place: Ngày và nơi ký hợp đồng.

Điều khoản 3: Owner:

Những thông tin về người chuyên chở như tên, địa chỉ liên lạc, văn phòng kinh doanh,…

Những thông tin về người thuê tàu như tên, địa chỉ liên lạc, văn phòng kinh doanh,…

Điều khoản 5: Vessel’s name: Tên tàu.

Điều khoản 6: GT/NT:

Dung tích đăng ký:

Dung tích đăng ký toàn phần – Gross Register Tonnage (GT): dung

tích của tất cả cá khoảng trống trên tàu, tức không gian kín của tàu trừ đi một số khoảng không gian ở thượng tầng (như nhà bếp, vị trí chứa nước, vệ sinh, chắn sóng).

Dung tích đăng ký tịnh – Net Register Tonnage (NT): dung tích của

các khoang chứa hàng trên tàu, tức dung tích đăng ký toàn phần trừ đi những vị trí không được sử dụng vào việc vận chuyển hàng hóa (như buồng máy, kho chứa dụng cụ hàng hải, kho chứa nguyên liệu, kho chứa lương thực,…).

Điều khoản 7: DWT

Trọng tải của tàu (Dead weight tonnage) là sức chở hàng hóa tối đa của tàu hay trọng lượng tối đa của hàng hóa mà tàu có thể chở được, bao gồm trọng lượng hàng hóa thương mại quốc tế (DWC – Dead weight capacity) và trọng lượng của những vật chèn lót (Dunnage: chiếm khoảng 10% - 15% DWT).

Điều khoản 8: Present position:

Vị trí hiện tại của tàu khi ký hợp đồng.

Điều khoản 9: Expected ready to load:

Điều khoản 10: Loading port or place: cảng hoặc nơi bốc hàng

Điều khoản 11: Discharging port or place: cảng hoặc nơi dỡ hàng

Điều khoản 12: Cargo:

Những nội dung về hàng hóa bao gồm

 Hàng được phép chuyên chở hay không (hàng hợp pháp – Lawful Merchandise)

 Khối lượng hàng hóa chuyên chở (Weight Quantily) và dung sai (Tolerance) nếu có

 Nếu có vật chèn lót (Dunnage) thì ghi rõ loại vật liệu chèn lót ai chịu chi phí và cung cấp vật liệu chèn lót

Điều khoản 13: Freight rate:

Nội dung về cước phí chuyên chở:

- Thể hiện một trong hai cách tính:

 Cước phí theo trọng lượng hàng hóa (tính theo tấn nếu như hàng nặng, tính theo thể tích nếu hàng hóa nhẹ nhưng cồng kềnh và tính theo một tỷ lệ nào đó nếu như hàng hóa vừa gọn vừa nhẹ nhưng giá trị cao)

 Hoặc cước phí cả chuyến

- Yêu cầu đề cập đến phương thức thanh toán:

 Cước phí chuyên chở được thanh toán trước (Freight Prepaid)

 Hoặc thanh toán sau (Freight to Collect)

Ngoài ra, tại mục này còn đề cập đến loại cước phí, người thuê tàu và người chuyên chở cần phải đàm phán sao cho hợp lý nhất

Liner Terms: Cước bốc dỡ hàng đã được tính vào cước chuyên chở.

Chủ hàng không phải chịu chi phí bốc dỡ nữa. Chủ tàu phải chịu toàn bộ chi phí bốc dỡ hàng hóa, các chi phí sắp đặt, cào san hàng trong hầm tàu.

FI (Free In): chủ tàu được miễn chi phí xếp hàng lên tàu, nhưng phải

chịu chi phí dỡ hàng, phí san hàng (trimming fee) phí xếp hàng dưới tàu (stowage fee). Như vậy người thuê tàu phải chịu chi phí bốc hàng.

FO (Free Out): chủ tàu được miễn phí dỡ hàng, nhưng phải chịu chi phí

bốc hàng, phí san hàng, phí xếp hàng dưới tàu. Như vậy người thuê tàu phải chịu chi phí bốc hàng và dỡ hàng.

FIOST (Free In, Out, Stowage and Trimming): chủ tàu được miễn tất

cả các chi phí, người thuê tàu phải chịu hoàn toàn chi phí bốc dỡ và san xếp hàng hóa trong hầm tàu.

Qua thực tiễn nhiều năm, hầu hết các hợp đồng thuê tàu chuyến đều quy định chủ tàu được miễn phí bốc dỡ và san xếp hàng (F.I.O.S hay F.I.O.S.T). Mẫu Gencon 94 được xây dựng trên cơ sở điều kiện FIOS, vì vậy trách nhiệm người thuê tàu quy định chi tiết, kể cả trách nhiệm kiểm đếm hàng, chằng bộc, chèn lót hàng và dọn dẹp vật liệu chèn lót sau khi dỡ. và thời gian thực hiện các công việc này được tính vào Laytime.

Điều khoản 14: Freight Payment:

Nội dung về việc thanh toán cước phí:

 Nếu thanh toán sau thì thời điểm thanh toán là vào lúc nào (trước khi mở hầm hàng, đồng thời với lúc dỡ hàng hay sau khi dỡ hàng xong)

 Địa điểm thanh toán

 Ngân hàng thanh toán

 Đồng tiền thanh toán

Điều khoản 15:

Trong quá trình xếp/ dỡ hàng, chủ tàu sẽ cho phép sử dụng miễn phí tất cả các thiết bị làm hàng và cung cấp nguồn điện để vận hành tất cả các thiết bị làm hàng đó,

đồng thời tất cả các trang thiết bị này đều trong tình trạng hoạt động tốt. Trường hợp tàu không có thiết bị làm hàng hoặc các bên đã thoả thuận không sử dụng những thiết bị này của tàu phải ghi rõ tại ô này.

Điều khoản 16: Laytime/Layday:

Thời gian cho việc xếp hàng (a), dỡ hàng (b) hoặc tính theo tổng thời gian xếp dỡ (c).

Laytime: là khoảng thời gian cho phép người thuê tàu tiến hành điều khiển khâu xếp dỡ hàng theo qui định của hợp đồng. Nếu xếp dỡ chậm trễ, quá thời gian qui định, người thuê tàu sẽ bị phạt. Nếu xếp dỡ sớm hơn thời gian qui định, người thuê tàu sẽ được thưởng.

Qui định Laytime theo tập quán hàng hải quốc tế

- Working days: ngày làm việc thực tế bình thường (không tính ngày chủ

nhật, ngày lễ):

Một ngày làm việc 8 giờ: tùy theo tập quán địa phương hoặc tùy theo

tính chất công việc cho đến khi hết giờ làm việc trong ngày là 8 giờ.

Một ngày làm việc tính theo mức xếp/dỡ: qui định khối lượng hàng hóa

phải xếp trong một ngày, không kể thời gian là bao lâu.

Working day of 24 hours consecutive: cứ 24 giờ làm việc liên tục coi

như hết một ngày làm việc.

Weather working day: ngày làm việc có tính tới thời tiết tốt, cho phép

tiến hành xếp dỡ hàng hóa.

- Trong hợp đồng thuê tàu chuyến người ta thường chọn một trong hai cách qui định thời gian bốc/dỡ như sau:

WWDSHEX EU-Weather Working Days, Sunday, Holiday Excepted Even If Used: ngày làm việc với thời tiết tốt cho phép, trừ ngày lễ và

chủ nhật, nếu có làm cũng không tính.

WWDSHEX EU-Weather Working Days, Sunday, Holiday Excepted Even Unless Used: ngày làm việc với thời tiết tốt cho phép, trừ ngày lễ

và chủ nhật, nếu có làm thì tính.

WWWDSHEX UU-BOH: Weather Working Days, Sunday, Holiday Excepted Even Unless Used But Only Half Time: cũng như qui định

trên nhưng có làm thì chỉ tính một nửa thời gian.

WWWDSHEX UU-BOT: Weather Working Days, Sunday, Holiday Excepted Even Unless Used But Only Time Actually To Count: cũng

như qui định trên nhưng nếu có làm thì làm giờ nào tính giờ đó.  Điều khoản 17: Shipper:

Những thông tin về người gửi hàng như tên, địa chỉ liên lạc, văn phòng kinh doanh,…

Điều khoản 18, 19: Agents (loading/discharging)

Những thông tin của đại lý hãng tàu tại nơi xếp/ dỡ hàng như tên, địa chỉ liên lạc, văn phòng kinh doanh,…

Điều khoản 20: Demurrage rate and manner payable:

Mức phạt (Demurrage rate) là số tiền mà chủ hàng phải nộp cho chủ tàu nếu chủ tàu hoàn thành việc xếp/dỡ hàng hóa trễ hơn thời gian qui định trong hợp đồng.

Phương thức trả tiền phạt (manner payable) được qui định theo ngày hoặc chia theo tỷ lệ trên số ngày chênh lệch so với hợp đồng qui định.

Người thuê tàu sẽ phải trả tiền phạt dôi nhật tại cảng xếp/ dỡ theo đơn giá và phương thức ghi trong ô số 20 tính theo ngày và tỷ lệ phần ngày. Mốc đáo hạn tiền phạt dôi nhật một ngày là khi kết thúc ngày đó, người thuê tàu phải trả phí dôi nhật ngay sau khi nhận được hoá đơn thu phí của chủ tàu.

Nếu ngày cuối cùng trong thời hạn qui định trong hợp đồng, tàu phải đến cảng xếp hàng, mà tàu không đến thì người thuê tàu có quyền hủy hợp đồng.

Tuy nhiên người ta thường chấp nhận hủy hợp đồng sau 48 giờ kể từ ngày được ghi chú là ngày hủy hợp đồng.

Việc người thuê có hủy hợp đồng hay không còn tùy thuộc vào tính cấp bách của việc giao hàng, thời hạn L/C, tình hình giá cước của thị trường thuê tàu… Nên thay vì hủy hợp đồng, người thuê tàu có thể thỏa thuận tiếp tục hợp đồng nhưng với giá cước thấp hơn nếu giá cước trên thị trường có xu hướng hạ.

Điều khoản 22: General Average to be adjusted

Tổn thất chung (General Average) sẽ được phân bổ theo quy tắc York-Antwerp 1994 và các phiên bản sửa đổi tiếp theo, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong ô số 22. Chủ hàng đóng góp phần trách nhiệm của hàng hoá trong chi phí tổn thất chung, dù chi phí đó phát sinh do bất cẩn hay lỗi của nhân viên hãng tàu.

Điều khoản 24: Brokerage Commission:

Tại điều khoản hoa hồng cho người môi giới, trong hợp đồng qui định rõ tỷ lệ hoa hồng tính trên cước phí chuyên chở mà người môi giới được hưởng và ai là người thanh toán khoản hoa hồng này, thông thường là chủ tàu sẽ trả cho người môi giới.

Điều khoản 26: Additional Clauses:

Các bên có thể thỏa thuận ghi chú thêm những điều cần thiết vào điều khoản này để hợp đồng thêm chặt chẽ, chẳng hạn như điều kiện về trọng tài, miễn trách những chứng từ yêu cầu người vận tải phải có để đảm bảo an toàn cho hải trình…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU​ (Trang 76 -83 )

×