Cộng hòa Pháp (Pháp)

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 26 - 31)

Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình ở Pháp được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự Pháp năm 180420 (BLDS Pháp). Từ khi Bộ luật này có hiệu lực, cho tới nay đã có nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung bởi một số Luật khác. Theo Điều 114 và Điều 50 của Luật số 2016-1547 năm 2016, kể từ ngày 01/01/2017, nếu vợ chồng muốn thuận tình ly hôn và đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề khác như về con cái, tài sản, nợ chung... việc giải quyết có thể được thực hiện theo các thủ tục khác nhau tùy theo trường hợp.

Trường hợp thứ nhất: Theo Điều 1146 BLDS Pháp21

và Điều 229-2 BLDS Pháp22, nếu ít nhất một người con chung (ở tuổi vị thành niên) sau khi được cha mẹ thông báo về quyền được thẩm phán xét xử theo các điều kiện quy định tại Điều 388-1 yêu cầu được Thẩm phán xét xử hoặc nếu ít nhất một trong hai bên vợ, chồng đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo Điều 425 BLDS Pháp năm 180423

(tương tự như người được giám hộ do bị mất năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam), họ phải giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án (pháp luật ở Việt Nam không có quy định như vậy, chỉ có vợ chồng mới có thể quyết định giải quyết ly hôn theo thủ tục nào). Cụ thể như sau:

Vợ, chồng phải nhờ hai luật sư riêng hoặc một luật sư chung (cho cả hai vợ chồng) hỗ trợ lập thỏa thuận giữa họ, thỏa thuận có chữ ký của cả vợ, chồng và luật sư. Một luật sư sẽ đại diện họ trình Thẩm phán gia đình thỏa thuận đó. Vợ chồng được triệu tập trước Thẩm phán ít nhất mười lăm ngày trước ngày xét xử24

. Thẩm phán xét xử riêng các cặp vợ chồng với sự hỗ trợ của luật sư. Yêu cầu ly hôn do luật sư tương ứng của các bên trình bày hoặc luật sư do hai bên thỏa thuận lựa chọn trình bày (Điều 250 BLDS Pháp25).

19“Lag angående vårdnad om barn och umgängesrätt 8.4.1983/361” (“Luật về quyền nuôi con và quyền tiếp cận số 361/83 ngày 08/4/1983”), https://www.finlex.fi/sv/laki/ajantasa/1983/19830361, truy cập ngày 05/7/2021.

20

“Code civil”, https://www.legifrance.gouv.fr/codes/id/LEGITEXT000006070721/, truy cập ngày 01/7/2021.

21 Được sửa đổi bởi Pháp lệnh số 2016-131 ngày 10/02/2016 - Điều 2.

22 Điều 229-2 BLDS Pháp (được sửa đổi bởi Luật số 2016-1547 năm 2016- Điều 50).

23

Điều 425 BLDS Pháp (được sửa đổi bởi Luật số 2007-308 ngày 05/3/2007- Điều 7).

24“La Procédure de divorce par consentement mutuel” (“Thủ tục ly hôn bằng sự đồng ý của hai bên”),

https://domaine-legal.com/fiche-pratique/43/divorce-par-consentement-mutuel, truy cập ngày 06/7/2021.

25

20

Theo Điều 232 và Điều 250-1 BLDS Pháp, nếu xét thấy ý chí của mỗi người trong số các cặp vợ chồng là có thật và thỏa thuận của họ là tự nguyện, Thẩm phán chấp thuận thỏa thuận và tuyên bố ly hôn; nếu xét thấy thỏa thuận không đủ để bảo vệ lợi ích của con cái hoặc của một trong hai vợ chồng, Thẩm phán từ chối chấp nhận thỏa thuận và không tuyên bố ly hôn (bằng Lệnh hoãn). Sau đó, Thẩm phán yêu cầu các bên sửa đổi thỏa thuận trong thời hạn tối đa là sáu tháng (Điều 250-2 BLDS Pháp). Lệnh hoãn lại phải đề cập đến thời hạn trình bày một thỏa thuận mới và có thể bao gồm các biện pháp tạm thời ở Điều 254, Điều 255 BLDS Pháp (ví dụ: nơi cư trú của vợ hoặc chồng hoặc quyền thăm con) được thực hiện trong thời gian chờ đợi với điều kiện vợ chồng vì lợi ích tốt nhất cho các con của mình. Các cặp vợ chồng sẽ phải nộp một thỏa thuận mới và họ sẽ được triệu tập lại, nếu họ không đưa ra thỏa thuận mới, Thẩm phán sẽ ghi nhận yêu cầu ly hôn vô hiệu (Điều 250-3 BLDS Pháp).

Trường hợp thứ hai: nếu không thuộc trường hợp thứ nhất, việc giải quyết thuận tình ly hôn được thực hiện theo một thủ tục khác mà không thông qua Tòa án (ở Việt Nam thủ tục này bắt buộc phải giải quyết thông qua Tòa án). Cụ thể như sau:

Theo Điều 22926, Điều 229-1 BLDS Pháp, vợ, chồng mỗi người sẽ phải nhờ đến một luật sư hỗ trợ riêng cho mình. Qua việc trao đổi giữa vợ chồng và hai luật sư của họ, một thỏa thuận thống nhất sẽ được lập ra theo quy định của Điều 229-3 và Điều 1144-1 BLDS Pháp, có chữ ký xác nhận của hai luật sư. Hai luật sư của họ phải đăng ký thỏa thuận đó (có xác nhận đã nhận). Vợ chồng có khoảng thời gian để suy nghĩ về các vấn đề mình đã thỏa thuận trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thỏa thuận kèm theo chữ ký xác nhận của luật sư. Sau 15 ngày này, hai vợ chồng thực hiện việc ký vào thỏa thuận (vợ chồng không được ký trước thời hạn 15 ngày, nếu ký trước, thỏa thuận sẽ bị vô hiệu theo Điều 229-4 BLDS Pháp). Trong vòng 07 ngày kể từ ngày hai vợ chồng ký vào thỏa thuận (và các phụ lục của thỏa thuận), một luật sư sẽ đại diện nộp thỏa thuận này đến một Công chứng viên.

Công chứng viên có trách nhiệm xác minh việc tuân thủ các thông tin bắt buộc, chữ ký và việc tuân thủ thời gian suy nghĩ 15 ngày của hai vợ chồng trước đó trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được thỏa thuận kèm chữ ký của cả vợ chồng và hai luật sư của họ (theo Điều 1146 BLDS Pháp). Sau khi kiểm tra chính thức, nếu thỏa thuận không đáp ứng được ít nhất một trong các điều kiện pháp

26

21

luật quy định thì Công chứng viên phải từ chối tiến hành việc nhận tiền nộp, các cặp vợ chồng sẽ phải viết một bản thỏa thuận mới với những thông tin còn thiếu và tuân thủ thời gian phản ánh mười lăm ngày trước khi có thể tiến hành ký tên và gửi cho Công chứng viên để nộp hồ sơ. 27

Nếu thỏa thuận đáp ứng được tất cả các điều kiện luật định, Công chứng viên yêu cầu vợ chồng nộp một khoản phí ly hôn, sau khi vợ chồng đã nộp tiền đầy đủ, Công chứng viên phải cấp giấy chứng nhận đã nhận tiền cho mỗi bên vợ, chồng (giấy chứng nhận này sẽ cho phép vợ/ chồng cũ có quyền ly hôn được đề cập trong các tài liệu hộ tịch và biện minh cho việc ly hôn với bên thứ ba28). Công chứng viên tiến hành lập biên bản công chứng ghi nhận thỏa thuận của vợ chồng, kể từ thời điểm biên bản được lập xong hoặc từ thời điểm ghi trên thỏa thuận (sau ngày biên bản được lập), quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chính thức chấm dứt (Điều 111-3 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp29).

Khi nhận được giấy chứng nhận Công chứng viên đã nhận tiền phí ly hôn, vợ chồng hoặc luật sư phải gửi cho cán bộ hộ tịch nơi kết hôn để ghi rõ việc ly hôn trên Giấy chứng nhận kết hôn (theo Điều 1147 của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp). Theo Điều 49 BLDS Pháp, công chức hộ tịch đã ghi việc ly hôn vào lề giấy chứng nhận kết hôn phải gửi thông báo cho cán bộ hộ tịch nơi lưu giữ giấy khai sinh của mỗi vợ chồng với mục đích cập nhật tình hình hôn nhân. Việc ly hôn có hiệu lực đối với bên thứ ba kể từ ngày hoàn thành thủ tục đề cập đến các giấy tờ hộ tịch (theo Điều 262 BLDS Pháp).

27 “Le divorce sans Juge expliqué par votre Notaire” (“Ly hôn mà không có Thẩm phán - giải thích bởi Công chứng viên của bạn”), https://pelegry.notaires.fr/details-le+divorce+sans+juge+explique+par+votre+notaire- 65.html, truy cập ngày 06/7/2021.

28 Tlđd (27).

29 “Code de procédure civile” (“Bộ luật Tố tụng dân sự”),

22

Kết luận chương 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày về một số vấn đề mang tính chất lý luận và khái quát của thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như khái niệm, đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của việc quy định thủ tục này đối với thực tiễn xã hội cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước Việt Nam. Từ đó, góp phần giúp người đọc hiểu rõ thêm về bản chất của thủ tục này. Ngoài ra, qua chương này, tác giả cũng đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về quy định của pháp luật về giải quyết thuận tình ly hôn qua việc trình bày một cách cơ bản pháp luật về giải quyết thuận tình ly hôn của một số quốc gia trên thế giới. Các vấn đề mang tính chất lý luận mà tác giả trình bày trong Chương này có vai trò tạo tiền đề nghiên cứu cho các chương tiếp theo.

23

CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, THỎA THUẬN NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được quy định thành một chương độc lập trong BLTTDS năm 2015, cụ thể được quy định ở Chương XXVIII, Phần thứ sáu BLTTDS năm 2015, gồm các Điều 396, Điều 397. Trước đây, BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 không tách thủ tục này thành một thủ tục riêng biệt, không có quy định cụ thể về thủ tục giải quyết việc dân sự này mà việc giải quyết việc dân sự này chỉ được thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết việc dân sự (được quy định tại Chương XX, Phần thứ năm, từ Điều 311 đến Điều 318 BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011). Sự thay đổi này cho thấy các nhà lập pháp đã nhận thấy đây là một loại việc dân sự có tính chất phổ biến và có ảnh hưởng lớn tới quan hệ gia đình trong khi gia đình là một trong những yếu tố quyết định đến sự ổn định của xã hội, nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ hạnh phúc gia đình và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là quyền lợi chính đáng của trẻ em, do đó cần phải được quy định chi tiết hơn, đặc biệt hơn một số loại việc khác.

Mặc dù được quy định thành một chương độc lập nhưng vì thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là một thủ tục tố tụng dân sự giải quyết việc dân sự. Do đó, khi giải quyết loại việc dân sự này, vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định chung của pháp luật về giải quyết việc dân sự nói chung (Chương XXIII, Phần thứ 6 BLTTDS năm 2015).

Ngoài ra, thủ tục giải quyết loại việc này còn phải tuân theo một số quy định khác trong tố tụng dân sự ngoài các quy định chung về việc dân sự. Bởi vì, về bản chất, thủ tục công nhận thuận tình ly hôn là một thủ tục tố tụng nên chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan được quy định trong BLTTDS năm 2015. Tại Điều 361 BLTTDS năm 2015, cũng chỉ dẫn cụ thể rằng: “Trường hợp Phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự”. Như vậy, trường hợp phần quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự không có quy định thì áp dụng những quy định khác của BLTTDS năm 2015 để giải quyết việc dân sự.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2021, pháp luật hiện hành có thêm thủ tục hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án, được quy định tại Luật HGĐTTTA năm 2020, thủ tục

24

này có thể kết hợp hoặc thay thế (tùy trường hợp30) với thủ tục tố tụng tại Tòa án để giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)