Về các trường hợp không tiến hành hòa giải được

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 58 - 61)

le-phi-trong-truong-hop-sau-hoa-giai-vo-chong-doan-tu-nhung-khong-rut-don-yeu-cau-74144.html, truy cập ngày 10/6/2021.

40 Trần Thị Phương Dung (2016), “Điểm mới trong thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi

con và chia tài sản khi ly hôn”,

http://www.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?ID=1188&fbclid=IwAR2hjw7G1ZYnQ QIbdJfj7JbsnQtpVHND5q0yag96QrBDLIUSWeETR0Rxcgs, truy cập ngày 10/5/2021.

41 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thanh Hóa, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta709050t1cvn/chi- tiet-ban-an , truy cập ngày 08/6/2021.

42 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 10/2021/QĐST-DS

ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình,

52

Theo quy định của pháp luật, thủ tục hòa giải để vợ chồng đoàn tụ là thủ tục bắt buộc phải tiến hành khi giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, có những trường hợp thủ tục hòa giải này không thể tiến hành được, đó là những trường hợp được quy định tại Điều 207 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 không quy định về cách thức giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn khi gặp những trường hợp này. Do đó, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao nên có văn bản hướng dẫn về cách thức xử lý khi gặp những trường hợp không hòa giải được như sau:

Đối với trường hợp ít nhất một trong hai vợ chồng đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt và trường hợp ít nhất một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải mà cả hai trường hợp đều không có lý do chính đáng thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho vợ chồng. Bởi vì nếu vợ chồng thật sự mong muốn Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình thì cần phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trường hợp này cho thấy một trong hai hoặc cả hai vợ chồng không muốn giải quyết ly hôn thuận tình nữa.

Đối với trường hợp vợ chồng không thể tham gia phiên hòa giải vì có lý do chính đáng ở lần triệu tập thứ nhất và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt, nếu xét thấy lý do chính đáng là lý do tạm thời và ngắn hạn (ví dụ phải đi công tác hay điều trị bệnh trong thời gian ngắn, ngắn hạn ở đây cần được hướng dẫn cụ thể như tối đa khoảng 10 ngày), Tòa án cần hoãn phiên hòa giải để chờ vợ, chồng giải quyết “lý do chính đáng”, tạo điều kiện cho vợ chồng tham gia phiên hòa giải lần sau.

Nếu vợ chồng không thể tham gia phiên hòa giải vì lý do chính đáng ở lần triệu tập thứ hai và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc nếu xét thấy lý do chính đáng là về lâu dài hoặc không thể giải quyết được và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (ví dụ vợ chồng đi làm ăn lâu dài ở nước ngoài), Tòa án cần căn cứ vào đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo của vợ chồng để giải quyết. Nếu không có con chung hoặc thỏa thuận nuôi con chung đáp ứng được quyền lợi chính đáng của con, Tòa án sẽ mở phiên họp để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Nếu có con chung mà thỏa thuận nuôi con chung chưa đáp ứng quyền lợi chính đáng của con thì Tòa án cần thông báo cho vợ chồng để vợ chồng thỏa thuận lại, Tòa án phải giải thích rõ ràng với các bên về chỗ nào của thỏa thuận cần thỏa thuận lại, nếu thỏa thuận được, Tòa án sẽ mở phiên họp ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự (được quy định từ Điều 366 đến Điều 370 BLTTDS

53

năm 2015). Nếu vợ chồng không thỏa thuận lại để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con hoặc có thỏa thuận lại nhưng vẫn không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu và chuyển qua giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự (theo Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014; tác giả kiến nghị xem xét cả quyền lợi chính đáng của người chồng với những lý do được trình bày ở mục 3.9 Khóa luận này43).

Trên thực tiễn, đối với trường hợp có đơn xin giải quyết vắng mặt do có lý do chính đáng, Tòa án đã mở phiên họp giải quyết việc dân sự, xem xét hồ sơ việc dân sự và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Theo Quyết định giải quyết việc hôn nhân và gia đình về việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn số 27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh44 giữa chị Nguyễn Thị Mai L và anh Phan Bảo C, do chị L vì điều kiện công việc phải đi làm ăn xa và anh C hiện đang sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức nên cả hai làm đơn xin được giải quyết vắng mặt, căn cứ vào quy định tại Điều 367 BLTTDS năm 2015, Tòa án tiến hành mở phiên họp giải quyết việc hôn nhân gia đình vắng mặt chị L, anh C, ra quyết định Công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự cho chị L, anh C.

Nếu sau khi thụ lý đơn yêu cầu mà ít nhất một trong hai bên vợ chồng bị mất năng lực hành vi dân sự (đã có quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự), kiến nghị pháp luật quy định theo hướng tạm đình chỉ việc giải quyết việc dân sự để tìm người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự tham gia tố tụng. Nếu sau một khoảng thời gian (khoảng 15 ngày) kể từ ngày có quyết định tạm đình chỉ mà không tìm được người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện.

Khi đã có người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự rồi, Tòa án cần xem xét đơn yêu cầu. Nếu thỏa thuận của đương sự bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con thì Tòa mở phiên họp để giải quyết; nếu thỏa thuận của đương sự chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con thì Tòa án vẫn tiến hành hòa giải để một bên vợ, chồng không bị mất năng lực hành vi dân sự với người đại diện của bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự thỏa thuận lại.

43 Mục 3.9 Khóa luận này, phần về quy định điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

44 Quyết định giải quyết việc hôn nhân và gia đình về việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn số

27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ,

54

Trường hợp này, Tòa án phải giải thích rõ ràng với các bên về chỗ nào của thỏa thuận cần thỏa thuận lại. Nếu thỏa thuận thành, Tòa án lập biên bản hòa giải và gửi ngay cho các đương sự, nếu sau 07 ngày không có đương sự nào có ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu thỏa thuận vẫn không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con được thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự và thụ lý để giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Mặc dù đây là quyền nhân thân, không được chuyển giao cho người khác, tuy nhiên, tại thời điểm ký hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu, vợ, chồng vẫn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đơn yêu cầu vẫn thể hiện ý chí của hai bên, do đó yêu cầu là hợp pháp. Nếu đình chỉ giải quyết thì không đảm bảo quyền được ly hôn của họ khi họ còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu đình chỉ giải quyết và thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án thì cũng cần có người đại diện cho họ để tham gia tố tụng, trong khi khi còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự đó là ý chí, nguyện vọng của họ, nên khi họ mất năng lực hành vi dân sự cũng cần bảo đảm ý chí đã được thể hiện trong đơn yêu cầu của họ.

Nếu ít nhất một trong hai bên vợ chồng bị mất năng lực hành vi dân sự ngay từ đầu (trước khi Tòa án thụ lý), Tòa án không thể giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Bởi vì các thỏa thuận trong đơn yêu cầu phải do hai bên vợ chồng cùng tự nguyện thỏa thuận và cùng ký hoặc điểm chỉ, khi bị mất năng lực hành vi dân sự, đơn yêu cầu không thể thỏa mãn được các điều kiện này. Trong trường hợp này, bên vợ chồng còn lại muốn ly hôn phải làm đơn khởi kiện hoặc cha, mẹ, người thân thích khác làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ (theo khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014). Việc giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Đối với việc mất năng lực hành vi dân sự sau khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu và trường hợp không thể hòa giải vì có lý do chính đáng và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt, đây là những trường hợp do hoàn cảnh khách quan tác động, nằm ngoài ý chí của vợ chồng, do đó để tạo điều kiện cho các bên có thể bảo đảm quyền lợi của mình, pháp luật nên có những quy định như trên.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)