Về việc trả lại lệ phí cho người yêu cầu trong trường hợp đình chỉ giả

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 56 - 58)

giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn

Theo khoản 3 Điều 397 BLTTDS năm 2015, trường hợp sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Tuy nhiên, ở phần quy định giải quyết việc dân sự, không có quy định nào hướng dẫn về việc giải quyết lệ phí mà đương sự đã nộp để Tòa án thụ lý trước đó trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc dân sự. Theo quy định tại Điều 361 BLTTDS năm 2015, trường hợp phần thủ tục giải quyết việc dân sự không quy định thì áp dụng những quy định khác của BLTTDS năm 2015 để điều chỉnh. Có thể thấy việc giải quyết lệ phí của đình chỉ giải quyết việc dân sự có sự tương đồng với việc giải quyết tạm ứng án phí trong đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, theo đó, có thể xem xét áp dụng Điều 218 BLTTDS năm 2015 để giải quyết lệ phí giải quyết việc dân sự.

50

Theo Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ Tòa án, nếu sau hòa giải vợ chồng thống nhất đoàn tụ thì cần xác định đây là trường hợp nguyên đơn rút lại yêu cầu khởi kiện, Tòa án căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tương tự như vậy, khi áp dụng với giải quyết việc dân sự, vợ chồng hòa giải thống nhất là đoàn tụ (kể cả không có hành vi rút đơn yêu cầu) thì cũng được xem là rút lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, Tòa án cũng căn cứ giải quyết tương tự với giải quyết vụ án dân sự. Theo khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015, trường hợp vợ chồng hòa giải thống nhất đoàn tụ thì lệ phí mà họ đã nộp sẽ được trả lại cho họ.

Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366 BLTTDS năm 2015 thì tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ. Và cũng theo khoản 3 Điều này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí Tòa án theo quy định của pháp luật, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí Tòa án, trường hợp không thỏa thuận được thì mỗi người phải chịu 50% mức lệ phí Tòa án. Theo quy định này thì ngay cả khi vợ chồng hòa giải thống nhất đoàn tụ thì vẫn phải chịu lệ phí Tòa án, lệ phí này không được trả lại cho vợ chồng như quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2015.

Như vậy, có thể thấy, ngay trong chính quy định về cách giải quyết lệ phí cho đương sự khi đương sự đã hòa giải đoàn tụ thành của pháp luật đã có mâu thuẫn với nhau. Trên thực tế, Tòa án cũng đã có hai hướng giải quyết khác nhau tương tự như đã nêu trên.

Hướng thứ nhất: theo một số nghiên cứu, “đa số các Tòa án nhân dân hiện nay đều dựa vào Điều 361 của Chương XXIII: Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự của BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015 để trả lại tiền tạm ứng lệ phí cho người yêu cầu”39. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ chồng

39 Khắc Tín (2019), “Xử lý tiền tạm ứng lệ phí trong trường hợp sau hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ nhưng không rút đơn yêu cầu”, Bảo vệ pháp luật, https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/dien-dan/xu-ly-tien-tam-ung-

51

đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ, trường hợp này tiền tạm ứng lệ phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ theo quy định tại khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015.40

Hướng thứ hai: sung công quỹ nhà nước tạm ứng lệ phí đã nộp trước đó. Tại Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST- HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thanh Hóa41, giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn giữa anh Nguyễn Đăng Đ và chị Phạm Thị N, cho thấy ngày 27/4/2021, anh Đ và chị N đã rút toàn bộ đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án đã căn cứ vào khoản 5 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 sung quỹ số tiền tạm ứng lệ phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng anh Đ đã nộp theo biên lai thu số AA/2019/0012368 ngày 08/4/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T, tỉnh Thanh Hóa. Tương tự Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 42do đương sự ông Nguyễn Đình C và bà Trần Thị B rút đơn yêu cầu, Tòa án cũng giải quyết sung công quỹ nhà nước tạm ứng lệ phí đã nộp trước đó.

Theo quan điểm cá nhân, nếu thông qua hòa giải, đương sự đã rút yêu cầu thuận tình ly hôn thì đây có thể xem là trường hợp Tòa án đã giải quyết xong việc dân sự, cho nên lệ phí đã nộp trước đó được sung vào công quỹ nhà nước là hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đến việc khuyến khích các cặp vợ chồng điều hòa được mâu thuẫn trong hôn nhân với nhau và đoàn tụ trở lại. Theo đó, kiến nghị pháp luật sửa đổi theo hướng trong trường hợp các bên đã hòa giải đoàn tụ thành thì các bên đương sự chỉ phải chịu một nửa lệ phí Tòa án phải nộp.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 56 - 58)