Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 66 - 91)

Về việc áp dụng Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 làm căn cứ ra quyết định.

Trên thực tiễn, trong quyết định giải quyết việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, một số Tòa án không thể hiện áp dụng Điều 397 BLTTDS năm 2015 làm căn cứ ra quyết định, ví dụ: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 151/2018/QĐST-HNGĐ ngày 28/5/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh50, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 173/2021/QĐST- HNGĐ ngày 08/6/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau51

, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh52. Đây là một thiếu sót trong việc ra quyết định của một số Tòa án, trong việc giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn từ ngày BLTTDS năm 2015 có hiệu lực (01/7/2016) không thể không áp dụng Điều 397 BLTTDS năm 2015, đây là điều luật cơ bản cần phải

50

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 151/2018/QĐST-HNGĐ

ngày 28/5/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh,

https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietnguonanle?dDocName=TAND096334, truy cập ngày 08/6/2021.

51 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 173/2021/QĐST-HNGĐ

ngày 08/6/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau,

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta708730t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 10/6/2021.

52 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 27/2021/QĐST-HNGĐ ngày 03/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, tlđd (44), truy cập ngày 11/6/2021.

60

được áp dụng để giải quyết loại việc này và không thể thiếu trong căn cứ ra quyết định. Do đó, kiến nghị các Thẩm phán thống nhất ghi áp dụng Điều 397 BLTTDS năm 2015 trong quyết định để làm một trong những căn cứ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Về quy định điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm 2014, khi giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, sự thỏa thuận giữa vợ chồng phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của vợ, con. Theo quan điểm cá nhân, việc quy định này là chưa thật sự phù hợp, các bên trong quan hệ hôn nhân đều cần được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình khi ly hôn chứ không chỉ riêng vợ, con, việc quy định như vậy cho thấy sự đối xử bất bình đẳng của pháp luật giữa vợ và chồng. Mục đích ban đầu của việc quy định này có thể là để bảo vệ người yếu thế hơn là phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên trên thực tế, có không ít trường hợp người yếu thế hơn lại là người chồng. Đối với thủ tục Hòa giải tại Tòa án, Luật HGĐTTTA năm 2020 đã có quy định phù hợp hơn về vấn đề này, theo đó thỏa thuận của vợ chồng phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của cả vợ, chồng, con. Do đó, để đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ, chồng và để thống nhất giữa các quy định của pháp luật, kiến nghị pháp luật sửa đổi theo hướng sự thỏa thuận của vợ chồng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của cả vợ, chồng, con.

Về việc hoàn thiện pháp luật theo pháp luật nước ngoài

Theo quan điểm của tác giả, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có sự phù hợp với mục đích bảo vệ hôn nhân, phù hợp với tình hình xã hội hiện tại và trình độ chuyên môn của Tòa án. Việc giải quyết bằng thủ tục hành chính ở Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn về trình độ chuyên môn (trong việc xem xét quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con), nếu có giấy chứng nhận ly hôn của cơ quan hành chính thì giấy chứng nhận này có thể không được chấp nhận ở một số quốc gia khác, điều này sẽ gây bất lợi cho vợ, chồng sau ly hôn. Hiện nay, thủ tục tố tụng dân sự đối với loại việc này đã là thủ tục giải quyết tương đối nhanh và đảm bảo được quyền lợi của đương sự, ngoài ra nếu muốn nhanh chóng hơn có thể giải quyết qua con đường hòa giải tại Tòa án.

Tuy nhiên, xã hội vận động không ngừng, có thể đến một thời điểm nào đó, các nhà lập pháp Việt Nam cần tham khảo pháp luật về giải quyết thuận tình ly hôn ở một số quốc gia khác để có thể có những thay đổi pháp luật cho phù hợp với tình

61

hình xã hội. Ví dụ như sửa đổi pháp luật theo hướng giải quyết theo thủ tục hành chính như ở Trung Quốc hay thông qua Công chứng viên như ở Pháp. Mặc dù hiện nay có một số quốc gia chỉ công nhận ly hôn bằng quyết định/bản án của Tòa án nhưng một số trong những quốc gia này cũng đang có những thay đổi về pháp luật để hướng tới việc công nhận cả những vụ việc ly hôn không do Tòa án giải quyết53

. Đối với việc xem xét tới quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con, các nhà lập pháp có thể tham khảo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, có thể chia ra thành hai hướng giải quyết. Nếu ít nhất một con chung của vợ chồng đủ nhận thức để yêu cầu Tòa án giải quyết thì giải quyết theo thủ tục tại Tòa án. Còn nếu con chung của họ không có yêu cầu Tòa án giải quyết, việc giải quyết theo thủ tục hành chính cần có sự tham gia của cả Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em để có thể bảo đảm cho quyền lợi chính đáng cho vợ, chồng, con. Như vậy, có thể chuyển qua giải quyết thuận tình ly hôn theo thủ tục ngoài Tòa án một cách dễ dàng hơn mà vẫn bảo đảm được quyền lợi chính đáng của các bên, việc này sẽ giúp giảm tải số lượng vụ việc mà Tòa án phải giải quyết, giúp ngành Tòa án tập trung nguồn lực giải quyết các vụ việc phức tạp hơn.

53 Ví dụ: “Trong liên minh châu Âu, các vụ ly hôn theo tư pháp được công nhận bởi hoạt động của Quy chế "Brussels II bis" của EU. Tuy nhiên, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu đã ra phán quyết vào năm 2017 rằng, vì các vụ ly hôn của người Pháp theo thỏa thuận riêng có thể không được coi là lệnh tư pháp, chúng không nằm trong phạm vi của các Quy định của EU, do đó, việc công nhận ly hôn không theo thủ tục tư pháp dựa trên thiện chí của mỗi Quốc gia EU, cũng như đối với tất cả các quốc gia nước ngoài không thuộc EU khác. Hơn nữa, mặc dù chứng thư (thỏa thuận) đã được đăng ký (lập biên bản) bởi một Công chứng viên, nhưng nó không được coi là một công cụ xác thực theo luật của EU, điều này cũng cản trở việc lưu hành của nó trong EU.

Để giải quyết vấn đề này, EU đã đưa ra Quy chế mới của Hội đồng - 2019/1111 ngày 25/6/2019 (“Brussels II ter”). Điều 65 của nó quy định rằng các thỏa thuận về ly hôn có hiệu lực pháp lý ràng buộc tại Quốc gia thành viên xuất xứ, do đó chúng sẽ được công nhận ở các Quốc gia thành viên khác mà không cần bất kỳ thủ tục đặc biệt nào. Do đó, theo Quy chế “Brussels II ter”, có hiệu lực vào ngày 01/8/2022, việc lưu hành ly hôn thông thường của Pháp tại Châu Âu sẽ được đảm bảo tự động giữa các Quốc gia thành viên”,

“France: Family Laws and Regulations 2021”, https://iclg.com/practice-areas/family-laws-and- regulations/france, truy cập ngày 04/7/2021.

62

Kết luận chương 3

Mặc dù đã được quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn so với các văn bản pháp luật trước đây nhưng khi sau khi nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong các quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn vẫn có những điều bất cập mà pháp luật cần có quy định sửa đổi, bổ sung hoặc cần quy định rõ ràng hơn, cần những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để hạn chế được sự không thống nhất trong quy định của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở các Tòa án, do đó, trên cơ sở các quy định của pháp luật trong và ngoài nước, thực tiễn và quan điểm của cá nhân, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hướng đến sự ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực về pháp luật tố tụng dân sự. Qua nghiên cứu trên thực tiễn, tác giả cũng nhận thấy một số những thiếu sót của các Thẩm phán trong việc giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn, từ đó đưa ra kiến nghị giúp cho thực tiễn giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn đúng quy định của pháp luật và thống nhất hơn.

63

KẾT LUẬN CHUNG

Khi quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng không còn hạnh phúc, ly hôn có lẽ là giải pháp tốt nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc hơn. Theo lẽ ấy, pháp luật đã có những quy định tạo điều kiện cho vợ chồng có thể thực hiện được quyền ly hôn của mình.

Khóa luận này là công trình khoa học nghiên cứu về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Với 03 chương của Khóa luận này, tác giả đã trình bày những vấn đề về lý luận chung, quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết loại việc này, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn bản chất và nắm bắt được các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Tác giả cũng đã nghiên cứu việc áp dụng một số quy định pháp luật hiện hành về thủ tục này trên thực tiễn, từ đó, tác giả đã nêu lên được một số những bất cập và đưa ra các kiến nghị tương ứng. Tác giả mong rằng Khóa luận của này sẽ có thể góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

1. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11) ngày 15/6/2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011).

2. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.

3. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Luật số 58/2020/QH14) ngày 16/6/2020. 4. Luật Hôn nhân và gia đình (Luật số 22/2000/QH10) ngày 09/6/2000.

5. Luật Hôn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/6/2014.

6. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/6/2018).

7. Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950.

8. Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

9. Pháp lệnh không số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3/1994 về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

10. Pháp lệnh số 48-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/4/1996 về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

11. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

12. Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 09/8/2018.

13. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001.

Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài:

14. 中华人民共和国民法典 (BLDS Trung Quốc năm 2020), ngày 28/5/2020.

15. 中华人民共和国婚姻法(2001年修正本) (Luật Hôn nhân nước Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa năm 1980, sửa đổi, bổ sung năm 2001).

16. Äktenskapslag 13.6.1929/234 (Đạo Luật Hôn nhân Phần Lan số 234/29 ngày 13/6/1929), (đã được sửa đổi bởi nhiều Luật khác).

18. Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO

19. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Dương Thị Thùy Ninh (2009), Thủ tục giải quyết việc dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Trịnh Thị Thu Thanh (2006), Thủ tục sơ thẩm giải quyết việc dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Huỳnh Quang Thuận (2019), “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài - vụ án dân sự hay việc dân sự?”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04(125)/2019.

23. Trần Văn Trường (2017), “Những điểm mới trong thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2017.

24. Trường Đại học Kinh tế - Luật (2016), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài Phương, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

26. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh niên.

Tài liệu từ internet

28. Trần Thị Phương Dung (2016), “Điểm mới trong thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn”, http://www.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?ID=1188&fbc lid=IwAR2hjw7G1ZYnQQIbdJfj7JbsnQtpVHND5q0yag96QrBDLIUSWeETR0Rx cgs, truy cập ngày 10/5/2021.

29. Khắc Tín (2019), “Xử lý tiền tạm ứng lệ phí trong trường hợp sau hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ nhưng không rút đơn yêu cầu”, Bảo vệ pháp luật, https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/dien-dan/xu-ly-tien-tam-ung-le-phi- trong-truong-hop-sau-hoa-giai-vo-chong-doan-tu-nhung-khong-rut-don-yeu-cau- 74144.html, truy cập ngày 10/6/2021.

30. Nguyễn Thanh Trúc, “Trao đổi về vướng mắc khi giải quyết việc dân sự “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem- sat/trao-doi-ve-vuong-mac-khi-giai-quyet-viec-dan-su-y-d10-

t6611.html?Page=6#new-related, truy cập ngày 20/5/2021.

31. Đinh Thị Kim Tuyến (2018), Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, https://123docz.net/document/7454609-thu- tuc-giai-quyet-yeu-cau-cong-nhan-thuan-tinh-ly-hon-va-thuc-tien-ap-dung-tai-cac- toa-an-nhan-dan-o-tinh-son-la.htm, truy cập ngày 15/5/2021

32. Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Thanh Hóa, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta709050t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 08/6/2021.

33. Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta695462t1cvn/chi-tiet-ban-an,

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 66 - 91)