Chủ thể có quyền yêu cầu

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 31 - 32)

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án31. Khi muốn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, trước hết quan hệ hôn nhân giữa hai bên vợ, chồng phải là hôn nhân hợp pháp32.

Theo Điều 39 BLDS 2015, cá nhân có quyền ly hôn, cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của BLDS, Luật HN&GĐ và luật khác có liên quan; khoản 1 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định cho vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn cũng được quy định tại Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014. Những quy định này đều cho thấy vợ, chồng trong một quan hệ hôn nhân đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, mà thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cũng là một hình thức ly hôn, do đó, vợ chồng trong một quan hệ hôn nhân đều có quyền yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Trong loại việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, theo Điều 396 BLTTDS năm 2015, cả vợ và chồng đều phải tự mình thỏa thuận các vấn đề về quan hệ hôn nhân, về nuôi con, tài sản và phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Vợ chồng không được ủy quyền cho người khác thực hiện việc này, cả vợ và chồng cùng được xác định là người yêu cầu (khoản 2 Điều 396 BLTTDS năm 2015). Đây là một quy định phù hợp với tính chất của loại việc này do việc ly hôn này quyền nhân thân của cá nhân (Điều 25 BLDS năm 2015), việc ly hôn là thuận tình, các vấn đề trong đơn yêu cầu đều là kết quả của sự thỏa thuận, thống nhất của cả hai vợ chồng về quan hệ hôn nhân của mình nên việc cả hai vợ chồng đều phải ký hoặc điểm chỉ vào đơn nhằm thể hiện sự thống nhất ý chí của cả hai bên.

30 Xin trình bày chi tiết ở mục 2.2. của Khóa luận này.

31 Theo khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014.

32 Áp dụng tinh thần của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001: Tại Việt Nam, hôn nhân hợp pháp bao gồm hôn nhân có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng là hôn nhân thực tế trước ngày 03/01/1987, có đầy đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa thực hiện đăng ký kết hôn.

25

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)