Nhận và xử lý đơn yêu cầu

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 34 - 36)

Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện theo Điều 363 BLTTDS năm 2015. Theo đó, Tòa án có nghĩa vụ nhận đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo do người yêu cầu gửi đến. Trường hợp người yêu cầu nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính thì Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận được đơn yêu cầu qua phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.

Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người yêu cầu khi nhận đơn yêu cầu được nộp trực tiếp. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người yêu cầu. Trường hợp nhận đơn yêu cầu bằng phương thức gửi trực tuyến qua Cổng Thông tin điện tử của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người yêu cầu qua Cổng Thông tin điện tử của Tòa án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu,

28

chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.

2.1.4.1. Sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu

Theo khoản 2 Điều 363 BLTTDS năm 2015, nếu đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015 thì Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Theo khoản 2 Điều 363 và khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2015, văn bản yêu cầu này có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người yêu cầu qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không được vượt quá 01 tháng (tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Thẩm phán vẫn có thể gia hạn nhưng không được quá 15 ngày). Hết thời hạn này mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán tiến hành thủ tục để thụ lý việc dân sự. Thẩm phán thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, người yêu cầu phải thực hiện việc nộp lệ phí tại cơ quan thi hành án dân sự (theo khoản 1 Điều 10 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14) và nộp biên lai thu tiền lệ phí lại cho Tòa án. Cơ quan có thẩm quyền thu tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí dân sự sơ thẩm là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện (trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm việc dân sự) hoặc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh (trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm việc dân sự).35

Tuy nhiên, tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 có quy định các trường hợp không phải nộp hoặc được miễn lệ phí Tòa án, nếu người yêu cầu thuộc ít nhất một trong các trường hợp này thì Thẩm phán không phải thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí, người yêu cầu không phải nộp lệ phí cũng như biên lai thu tiền lệ phí, trong trường hợp này, Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu (nếu đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ

35

Theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội ban hành, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và bởi Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/6/2018 do Quốc hội ban hành (sau đây gọi tắt là Luật THADS năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2018).

29

kèm theo đã đầy đủ, theo điểm c, khoản 4, Điều 363 BLTTDS năm 2015) hoặc kể từ ngày người yêu cầu đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án (theo khoản 3 Điều 363 BLTTDS năm 2015).

2.1.4.2. Trả lại đơn yêu cầu

Việc trả lại đơn yêu cầu được quy định tại Điều 364 BLTTDS năm 2015, Tòa án trả lại đơn yêu cầu nếu thuộc các trường hợp: người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn pháp luật quy định; người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định mà không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan (chỉ áp dụng được đối với trường hợp người yêu cầu chọn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, đối với trường hợp người yêu cầu chọn giải quyết theo thủ tục hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án thì không áp dụng quy định này do đây không phải là điều kiện để có thể hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án theo Luật HGĐTTTA năm 2020, như vậy người yêu cầu chọn thủ tục giải quyết trước, sau đó Tòa án mới tiến hành xem xét đơn); người yêu cầu rút đơn yêu cầu và một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi trả lại đơn cho người yêu cầu, Toà án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, Tòa phải trả lại cả đơn yêu cầu và toàn bộ tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu. Người yêu cầu có quyền khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu và việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Điều 194 BLTTDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)