Về khả năng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối vớ

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 63 - 66)

với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự

Theo quy định tại khoản 4 Điều 218 BLTTDS năm 2015, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, pháp luật chưa thể hiện rõ ràng về việc Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hay không.

Trên thực tiễn, đa phần, các Tòa án đều dựa vào Điều 361 BLTTDS năm 2015, áp dụng tương tự pháp luật với quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo đó đương sự vẫn có quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày đương sự nhận được quyết định hoặc từ ngày quyết định được niêm yết (theo khoản 2 Điều 273 BLTTDS năm 2015). Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 07 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định (theo khoản 2 Điều 280 BLTTDS năm 2015).

Tại các quyết định như: Quyết định số 10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình45, về việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn giữa ông Nguyễn Đình C và bà

45 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 10/2021/QĐST-DS ngày 22/3/2021 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tlđd (42), truy cập ngày 11/6/2021.

57

Trần Thị B do người yêu cầu rút đơn yêu cầu; Quyết định số 40/2019/QĐST- HNGĐ ngày 19/7/2019 của Tòa án nhân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội46 về việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn giữa anh Vương Văn H1 và chị Cấn Thị Hồng H2 do người yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án thể hiện rõ quyền kháng cáo của đương sự, quyền kháng nghị của Viện Kiểm sát và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Tuy nhiên, trên thực tiễn, cũng đã có Tòa án xem quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự là quyết định giải quyết việc dân sự (quy định tại Điều 370 BLTTDS năm 2015) và áp dụng Điều 371 BLTTDS năm 2015 để loại trừ đi quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát. Ví dụ như tại Quyết định số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân Thành phố T, tỉnh Thanh Hóa47 về việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự giữa anh Nguyễn Đăng Đ và chị Phạm Thị N do người yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án đã căn cứ vào Điều 371 BLTTDS năm 2015, ghi rõ “Quyết định này có hiệu lực pháp luật sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng Tòa án không thể đồng nhất hiệu lực của Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự với quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại Điều 370 BLTTDS năm 2015. Bởi vì quyết định giải quyết việc dân sự chỉ áp dụng trong trường hợp giải quyết việc dân sự thông qua thủ tục mở phiên họp. Bên cạnh đó, nội dung của Quyết định đình chỉ và Quyết định giải quyết việc dân sự là khác nhau, ví dụ như Quyết định đình chỉ sẽ không thể có họ tên Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu... (khoản 1 Điều 370 BLTTDS năm 2015). Hơn nữa, Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về bản chất đều là quyết định chấm dứt việc giải quyết việc dân sự/ vụ án dân sự của Tòa án mà những vấn đề trong việc dân sự hay vụ án dân sự đó chưa được giải quyết xong đến cuối cùng. Do đó, Tòa án nên xem Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự như Quyết định đình chỉ giải quyết

46 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 40/2019/QĐST- HNGĐ ngày 19/7/2019 của Tòa án nhân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta326954t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 11/6/2021.

47 Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 60/2021/QĐST-HNGĐ ngày 27/4/2021 của Tòa án nhân Thành phố T, tỉnh Thanh Hóa, tlđd (41), truy cập ngày 08/6/2021.

58

vụ án dân sự và thể hiện rõ quyền được kháng cáo, kháng nghị, thời gian kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể có quyền này trong quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Ngoài ra về vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, trên thực tiễn cũng số một số Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự của Tòa án mặc dù có đề cập đến quyền kháng cáo, kháng nghị nhưng lại thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với Quyết định của mình đưa ra.

Ví dụ: Quyết định số 52/2018/QĐST-HNGĐ ngày 06/3/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum48, về việc đình chỉ giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn giữa chị Nguyễn Thị N và anh Lê Hữu T do người yêu cầu được triệu tập hợp lệ để tham gia phiên hòa giải đoàn tụ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt có ghi nhận quyền kháng cáo, kháng nghị nhưng lại ghi như sau: “người yêu cầu có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Quyết định số 36/QĐST-HNGĐ ngày 20/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội49

về việc đình chỉ giải quyết việc dân sự giữa anh Ngô Minh T và chị Hoàng Thị Phương Đ do người yêu cầu xin rút đơn yêu cầu có ghi nhận quyền kháng cáo, kháng nghị như sau: “các đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Như vậy, có thể thấy, ở các ví dụ trên, các Tòa án đều cho phép đương sự kháng cáo và Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, trong khi quy định của pháp luật chỉ là 07 ngày (theo khoản 2 Điều 273 và khoản 2 Điều 280 BLTTDS năm 2015). Bên cạnh đó, thời điểm bắt đầu quyền kháng cáo, kháng nghị cũng không thể ghi cùng nhau như vậy, bởi vì quyền kháng cáo của đương sự bắt đầu từ thời điểm nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết nhưng quyền kháng nghị chỉ bắt đầu vào thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận

48 Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn số 52/2018/QĐST-HNGĐ ngày 06/3/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, http://congbobanan.toaan.gov.vn/3ta119192t1cvn/, truy cập ngày 10/6/2021.

49 Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự số 36/QĐST-HNGĐ ngày 20/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta216160t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 11/6/2021.

59

được quyết định mà thôi, nếu bao gồm cả từ thời điểm niêm yết thì không đúng với quy định của pháp luật (vì việc niêm yết ở đây chỉ áp dụng trong trường hợp người được tống đạt văn bản từ Tòa án vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì mới thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt (theo khoản 5 Điều 177 BLTTDS năm 2015), điều này không thể áp dụng đối với Viện kiểm sát).

Ngoài ra, ở những Quyết định này, Tòa án cũng không ghi nhận quyền kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, điều này không đúng với quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 280 BLTTDS năm 2015.

Do đó, các Tòa án nói chung (và Thẩm phán giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn nói riêng) nên có trách nhiệm ghi nhận quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Trang 63 - 66)