Theo khoản 6 Điều 16 LHGĐTTTA năm 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phụ trách hòa giải phải chỉ định một Hòa giải viên tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020. Theo đó, Thẩm phán phụ trách hòa giải phải thông báo cho người yêu cầu về quyền được lựa chọn Hòa giải viên (quyền này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020). Người yêu cầu được lựa chọn Hòa giải viên thuộc Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết hoặc Hòa giải viên nơi Tòa án cấp huyện khác cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh (theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020).
Theo khoản 3 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020, khi chọn Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác, Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác phải thông báo đồng ý hoặc từ chối hòa giải tới Thẩm phán phụ trách hòa giải và Tòa án nơi mình làm
31
việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên. Nếu Hòa giải viên đồng ý hòa giải, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nhận hòa giải của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên. Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu biết. Trường hợp Hòa giải viên hoặc Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc không đồng ý nhận hòa giải, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác hoặc không lựa chọn tiếp tục.
Nếu người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết, Hòa giải viên không được từ chối nhận hòa giải, trừ khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật HGĐTTTA năm 2020.
Thẩm phán phụ trách hòa giải chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa chọn của người yêu cầu trong các trường hợp: người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà Hòa giải viên đó không thuộc các trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi; khi được sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên được lựa chọn làm việc (trong trường hợp chọn Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác); hoặc khi người yêu cầu thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác. (Theo khoản 4 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020)
Nếu người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên; hoặc có lựa chọn Hòa giải viên ở Tòa án cấp huyện khác nhưng Hòa giải viên hoặc Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc không đồng ý nhận hòa giải mà người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên khác; hoặc Hòa giải viên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành hòa giải hoặc bị thay đổi mà người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên khác thì Thẩm phán được phân công phụ trách hòa giải phải tự chỉ định Hòa giải viên (theo khoản 5 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020). Việc tự chỉ định Hòa giải viên phải căn cứ vào tính chất của từng việc dân sự thuận tình ly hôn, trường hợp việc dân sự thuận tình ly hôn có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi tiến hành hòa giải (theo khoản 6 Điều 17 Luật HGĐTTTA năm 2020).
Trong thời hạn 20 ngày (hoặc 30 ngày đối với việc phức tạp) kể từ ngày được chỉ định, Hòa giải viên phải tiến hành hòa giải (tuy nhiên các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải nhưng tổng thời hạn không được quá 02 tháng), (theo Điều 20 Luật HGĐTTTA năm 2020).
32