5. Kết cấu của luận văn
4.4. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính
Trong xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc, xã hội ngày càng phát triển, xây dựng nông thôn mới, yêu cầu cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở, với tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại không ít cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỏ ra lúng túng khi tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến,trình độ dân trí của nhân dân huyện Đoan Hùng ngày một nâng cao, tính chất quản lý chính quyền cơ sở ngày càng phức tạp, đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý chính quyền cơ sở cần phải khoa học hơn, vì vậy nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ
chốt chính quyền cơ sở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là điều tất yếu để theo kịp với đà tiến bộ đó.
Xuất phát từ yêu cầu tình trạng hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực hiểu, áp dụng và thực hiện đúng pháp luật, năng lực dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, năng lực giải quyết khiếu nại, tố cáo…. Hiện nay đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỉnh nhìn chung còn hạn chế, bất cập về nhiều mặt, phần lớn chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ. Năng lực quản lý điều hành chƣa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỉnh không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết công việc; việc vận dụng các chủ trƣơng, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng chƣa sát với thực tế, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc.
Về năng lực quản lý chƣa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Đa số cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỉnh chƣa có khả năng tƣ duy, khả năng dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, năng lực giải quyết khiếu nại tố cáo, xây dựng chƣơng trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác quản lý không cao.
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức, khắc phục tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỉnh.Những năm qua, cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nƣớc, đã đánh dấu sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở. Tuy vậy, hiện nay ở không ít nơi, ngƣời dân vẫn phải chứng kiến những việc làm sai trái của một bộ phận cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở, vẫn còn nhiều cán bộ xử lý công việc thiếu trách nhiệm, có thái độ, tác phong không đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân. Một số biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, vòi vĩnh ngƣời dân. Và không ít cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có thái độ hách dịch, cửa quyền khi ngƣời dân địa phƣơng đến gửi đơn thƣ khiếu nại. Chính những thái độ và cung cách làm việc không đúng chuẩn mực ấy của đội ngũ cán bộ ở cơ sở tỉnh ngày càng làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và bộ máy chính quyền.
Hiện nay Huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, một số cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở vẫn còn quan niệm cũ khá phổ biến cho rằng cán bộ chính quyền cơ sở
việc ít lại dễ nên không đòi hỏi trình độ cao. Đây là một quan niệm lạc hậu, cần phải loại bỏ. Trên thực tế, trong điều kiện cơ chế hiện nay, cán bộ chính quyền cơ sở tỉnh đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lƣợng công việc ngày càng nặng nề thuộc nhiều mảng khác nhau. Trong khi nhiều cán bộ chính quyền cơ sở lại không đƣợc đào tạo bài bản, nhiều chế độ chính sách liên tục đƣợc thay đổi nhƣng ít đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ. Việc nắm bắt thông tin chậm dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở tỉnh còn hạn chế trƣớc khối lƣợng và áp lực công việc. Tất yếu, có lúc, có nơi hiệu quả thực thi công vụ còn thấp, gây những bức xúc trong nhân dân, ảnh hƣởng tới sự phát triển về kinh tế, xã hội của huyện.