5. Kết cấu của luận văn
4.5. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ
4.5.2. Mối liên hệ giữa các giải pháp
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách đối với tất cả các tổ chức, vì con ngƣời là nhân tố quyết định trong sự phát triển nói chung. Đối với công tác quản lý nhà nƣớc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong thực tiễn cho thấy năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở còn nhiều vấn đề hạn chế, nhất là về năng lực hiểu và áp dụng thực hiện đúng pháp luật, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, năng lực giải quyết khiếu nại tố cáo…,nhƣng chậm đƣợc khắc phục, thiếu chuyên gia, thiếu cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có trình độ chuyên môn cao và cũng còn không ít ngƣời thiếu tâm huyết với nghề, một bộ phận cán bộ do tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng, đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý, thậm chí bớt xét tham ô tiền của nhà nƣớc... gây tổn hại không nhỏ đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân; các giải pháp nhƣ nêu ở trên, phần nào khắc phục đƣợc tình trạng đó và các giải pháp có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau để tạo nên một đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý đƣợc nâng cao, có tƣ cách đạo đức tốt để hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
Việc nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở đủ năng lực, trình độ và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc và hội nhập kinh tế
quốc tế cần thực hiện tốt công tác đào tạo và bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ này. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở; hoàn thiện chính sách đối với cán bộ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở; đổi mới công tác đánh giá cán bộ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở, đều nhằm mục đích nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới, đồng thời thực hiện tốt các nghiệp vụ này sẽ đảm bảo xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở, đủ về số lƣợng, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý hợp lý về cơ cấu ngạch bậc, cơ cấu chuyên môn, cơ cấu độ tuổi…Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng yêu cấu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong thời kỳ mới.