5. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Nội dung đánh giá năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt
sẽ giải quyết tốt nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống địa phƣơng, làm tăng lòng tin của dân đối với cán bộ, đồng thời đó cũng là biểu hiện của cán bộ đã nắm vững pháp luật, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, hƣớng tới tính chất chuyên nghiệp.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong không ít trƣờng hợp, do ngƣời cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có kỹ năng hoạt động kém đã làm phức tạp thêm vấn đề, làm tăng mâu thuẫn trong nội bộ và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng sẽ không chọn vẹn nếu thiếu nhân tố thứ ba đó là:
Thái độ, hành vi: Thái độ (còn gọi là tố chất) chính là quan điểm, ý thức, tính cách của mỗi một con ngƣời. Là khả năng làm chủ thái độ, hành vi, trạng thái tinh thần của bản thân trong giải quyết công việc nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Nói cách khác, thái độ, hành vi chính là đạo đức, là văn hóa của con ngƣời. Bởi vậy, hành vi, thái độ tích cực là nhân tố vô cùng quan trọng tạo nên năng lực thực sự và trọn vẹn cho bất cứ một cá nhân nào. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý thì thái độ đối với bản thân, với nền hành chính, với dân. Do đó có thể nói rằng hành vi, thái độ tích cực là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công trong dài hạn, sự thành công bền vững.
1.1.3. Nội dung đánh giá năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở quyền cơ sở
1.1.3.1. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở
Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở đƣợc chia thành 2 nhóm:
a. Nhóm năng lực quản lý cơ bản
Hoạch định (lập kế hoạch): Là kỹ năng xác định con đƣờng, biện pháp, cách thức, thời gian, nguồn lực phù hợp để thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra, biết lựa chọn phƣơng án tối ƣu trong điều kiện có thể. Biết tính đến hoạt động nào là cần thiết và để đạt hiệu quả cao cần phải khai thác những nguồn lực và vật lực nhƣ thế nào. Điều này lại liên quan đến việc đánh giá đúng khả năng và biết phát huy sức mạnh của cá nhân và các nhóm dân cƣ trên địa bàn, muốn làm tốt công tác lập kế hoạch nhà quản lý cần phải có kiến thức và kỹ năng. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, là quá trình kết hợp đồng bộ nhiều mặt của tổ chức hành chính nhà nƣớc, đồng thời nó là cơ sở cho việc thực hiện các chức năng còn lại. Lập kế hoạch bao gồm ba hoạt động cơ bản: thứ nhất, xác định mục tiêu; thứ hai, xây dựng các kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu; thứ ba, thẩm định và phê duyệt kế hoạch.
Lập kế hoạch là một tiến trình xác định các mục tiêu nhiệm vụ và cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức hành chính nhà nƣớc. Cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở là ngƣời ra quyết định và toàn bộ bộ máy sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của bộ máy. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đƣa đến những hậu quả khó lƣờng.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có thể đƣa ra những kế hoạch hợp lý và hƣớng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở lập kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách địa phƣơng, quy hoạch sử dụng đất đai...trong quá trình lập kế hoạch cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở phải Xác định mục tiêu; Xác định nguồn lực; Xác định nhu cầu xã hội; Dự báo xu thể phát triển của tổ chức; Xây dựng chƣơng trình hành động; Xác định đƣợc giải pháp tối ƣu để đạt đƣợc mục tiêu; Xây dựng các bƣớc đi mang tính cụ thể; Thẩm định kế hoạch; Lựa chọn ngƣời thẩm định. Vì vậy, cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở cần nắm vững kỹ năng xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác. Khi lập kế hoạch cần đảm bảo các yếu tố sau: cụ thể, thiết thực, kịp thời phù hợp với năng lực cán bộ, phù hợp với mục tiêu hoạt động của cơ quan, có sự thống nhất các biện pháp thực hiện và bảo đảm tính khả thi của kế hoạch. Cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở khi lập kế hoạch cần: thu thập đầy đủ các dữ liệu cho công việc dự định sẽ làm; thảo luận và thu thập ý kiến của các cán bộ liên quan để hình thành kế hoạch; thông qua kế hoạch; kế hoạch càng đƣợc nhất trí cao thì càng có khả năng thực hiện thành công.
Chấp hành - Điều hành (tổ chức):Tính chấp hành của hoạt động quản lý nhà nƣớc thể hiện trong việc những hoạt động này đƣợc tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không đƣợc vƣợt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dƣới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật.
Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình đó, các chủ thể này không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả chúng đảm nhận chức năng chỉ đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tƣợng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý.
Điều hành (tổ chức), ngƣời quản lý là ngƣời chỉ huy, huy động mọi lực lƣợng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của tổ chức diễn ra trong kỷ cƣơng trật tự, nhằm bảo đảm tất cả các hoạt động và các tiến trình đƣợc sắp xếp sao cho một tổ chức có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình. Nội dung quan trọng nhất của tổ chức là tìm đƣợc đúng ngƣời, xác định trách nhiệm của họ, thiết kế cơ cấu bảo đảm các nhân viên hiểu rõ công việc và chế độ báo cáo. Là sắp xếp mọi việc sao cho các cá nhân có thể làm việc với nhau, hợp tác có hiệu quả. Là xác định, uỷ thác trách nhiệm và quyền lực để tránh tình trạng ôm việc và để phát huy sự sáng tạo của ngƣời dƣới quyền.
Nhƣ vậy, trong mỗi hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động lập pháp và tƣ pháp: trong lập pháp, chấp hành là để xây dựng pháp luật làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn; trong tƣ pháp, chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại; còn trong quản lý hành chính, chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
Lãnh đạo và điều hòa, phối hợp hoạt động: Hoạt động lãnh đạo bao gồm việc hƣớng dẫn và thúc đẩy mọi ngƣời làm việc vì mục tiêu chung của tổ chức. Hoạt động này bao gồm các công việc nhƣ: Thuyết phục các thành viên vì mục tiêu của tổ chức; Hƣớng dẫn các thành viên thực hiện công việc; Chỉ đạo các cấp dƣới trong việc thực hiện các công việc đã phân công thông qua việc ra các mệnh lệnh,
chỉ thị; Khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho mỗi thành viên tham gia vào hoạt động của tổ chức.
Điều hòa, phối hợp hoạt động: Thông qua sự phối hợp này mà hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong cơ quan ăn khớp với nhau; tránh những hoạt động trùng lắp, lệch lạc trong hoạt động hành chính do qui trình, thủ tục rƣờm rà phức tạp gây nên. Điều hòa, phối hợp là một trong những công việc chính của ngƣời quản lý, vì có điều hoà đƣợc các hoạt động của các cá nhân, đơn vị trực thuộc mới có thể kiểm soát và điều khiển các đơn vị đó. Muốn phối hợp, ngƣời quản lý phải có một tầm nhìn tổng quát và hiểu rõ quy trình giải quyết công việc. Điều hòa, phối hợp hành chính bao gồm các công việc: Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận trong cơ quan hành chính. Cơ chế phối hợp thƣờng đƣợc thể hiện cụ thể trong nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan; Thiết lập mối quan hệ hiệu quả giữa các các nhân, bộ phận trong cơ quan thông qua hình thức giao ban định kỳ, cơ chế thông báo, báo cáo.
Kiểm tra, giám sát: Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, việc tiến hành kiểm tra đúng, kịp thời, có hiệu quả sẽ có tác dụng giáo dục, điều chỉnh cá nhân hoàn thành tốt các quyết định ban hành. Ngƣời cán bộ quản lý nếu không kiểm tra chính là làm mất đi quyền quản lý của mình. Quá trình kiểm tra là một quá trình gắn liền với công tác hoạch định, tổ chức và chỉ đạo công việc, kiểm tra, giám sát là công việc mà cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở không thể không làm trong công tác điều hành công việc. Kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa các sai phạm, phát hiện kịp thời những chỗ không phù hợp trong chƣơng trình, kế hoạch để điều chỉnh kịp thời, là cơ sở để đánh giá kết quả, chỉ dẫn cho hoạt động của bộ máy đƣợc thực hiện đúng hƣớng.
Trong điều hành cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở thƣờng áp dụng các phƣơng thức kiểm tra cụ thể: Thông qua các báo cáo thƣờng xuyên, thông qua các cuộc họp thƣờng kỳ, thông qua dƣ luận quần chúng, đi thực tế kiểm tra tại chỗ, theo dõi kế hoạch, lịch làm việc của các thành viên. Trong các hình thức kiểm tra thì cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở cần đặc biệt chú ý đến hình thức kiểm tra trực tiếp đến tận nơi xem xét, có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng quan liêu trong hoạt động quản lý. Trong tác phẩm “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần làm ngay” (năm 1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Khi có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy làm sơ sài thì chính sách có đúng mấy, có hay mấy cũng vô ích. Cách kiểm tra không phải là cứ ngồi trong phòng chờ ngƣời ta báo cáo,
mà phải đi đến tận nơi, xem tận chỗ”. Ngƣời khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì nhƣ có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ƣu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể thấy rằng chín phần mƣời khuyết điểm trong công việc của chúng ta đều vì thiếu kiểm tra. Nếu tổ chức kiểm tra đƣợc chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp mƣời, gấp trăm lần.
Kiểm tra có ý nghĩa giúp cho cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn, sự phù hợp hay không của cách thức tiến hành giữa mục tiêu và điều kiện thực hiện. Kiểm tra đánh giá giúp cho cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân có cách nhìn nhận đúng về thành quả lao động của mìn. Kiểm tra, đánh giá thể hiện ở việc thu nhập và xử lý thông tin, phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, phân tích vấn đề, dự báo, dự đoán triển vọng phát triển. Có nhƣ vậy cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở mới có thể xem xét và điều chỉnh kịp thời, có lý, có tình những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Để thực hiện tốt việc kiểm tra cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở cần có những phẩm chất cần thiết của ngƣời kiểm tra, có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất trung thực, có khả năng quan sát và phán đoán tình huống.
b. Nhóm năng lực quản lý chuyên biệt
Năng lực quản lý chuyên biệt là những phẩm chất, khả năng riêng biệt phù hợp với nhiệm vụ (nghề) của mỗi ngƣời nhằm bảo đảm hoàn thành tốt công việc. Từ đó, tác giả cho rằng, những năng lực quản lý chuyên biệt chủ yếu của cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở ở huyện Đoan Hùng gồm:
+ Hiểu pháp luật và áp dụng, thực hiện đúng pháp luật: Cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở phải là ngƣời hiểu biết pháp luật vì pháp luật là công cụ, đồng thời là phƣơng tiện để cán bộ chính quyền cơ sở thực thi nhiệm vụ, để đảm bảo việc thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của nhân dân, cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có kỹ năng này sẽ làm cho đối tƣợng quản lý hiểu đúng, hiểu đầy đủ chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối, Nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc trên cơ sở đó tham gia đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi chủ trƣơng, đƣờng lối. Không chỉ hiểu pháp luật mà ngƣời cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở phải biết áp dụng pháp luật để vận dụng vào quá trình thực thi nhiệm vụ theo pháp luật là việc làm rất quan trọng. Trong mối quan hệ với nhân dân cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở là ngƣời có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Nếu cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có trình
độ hiểu biết pháp luật toàn diện, sâu sắc, có thái độ tôn trọng pháp luật, có hành vi chấp hành pháp luật nghiêm túc thì quá trình thực thi công vụ đạt hiệu quả cao và ngƣợc lại, nếu cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở không hiểu biết pháp luật, áp dụng và thực hiện đúng pháp luật sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình quản lý Nhà nƣớc dẫn tới vi phạm kỷ luật, kỷ cƣơng phép nƣớc bị buông lỏng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc và nhƣ vậy việc duy trì trật tự kỷ cƣơng xã hội sẽ đạt hiệu quả thấp. Và điều gì sẽ xảy ra nếu nhƣ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở không hiểu biết, áp dụng và thực hiện đúng pháp luật, không thông thạo về các lĩnh vực pháp luật gắn liền với nhiệm vụ quản lý mà mình đƣợc giao. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “Cán bộ quản lý các cấp từ trung ƣơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tƣ vấn pháp luật cho nhân dân” [7, tr 7] .
Cán bộ chính quyền cơ sở là ngƣời gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân. Là ngƣời tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở hiểu đúng, hiểu đầy đủ pháp luật để từ đó áp dụng pháp luật vào thực tiễn có hiệu quả.
+ Phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội:Cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội thế giới và trong nƣớc, Chủ động nắm bắt tình hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để từ đó đề xuất những giải