5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai
Là một tỉnh có điều kiện khó khăn, với địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, công tác quản lý của tỉnh gặp không ít khó khăn, đòi hỏi chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải thực sự cao về lý luận chính trị, có kiến thức về hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tốt. Để thực hiện tốt công tác này, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đƣa ra những chính sách thực hiện công tác nâng cao chất lƣợng cán bộ chủ chốt cấp xã và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh Lào Cai đã thực hiện trong thời gian qua là:
+Về công tác quy hoạch cán bộ
Tỉnh đã xác định rõ quy hoạch cán bộ, bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, là nhiệm vụ, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối về công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ.
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã phân định rõ giữa quy hoạch cán bộ chủ chốt, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ chủ chốt, quản lý là chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ làm căn cứ để đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị. Còn cán bộ, công chức chuyên môn có tài năng nhƣng không muốn hoặc không có sở trƣờng lãnh đạo, quản lý thì cần quy hoạch, bồi dƣỡng họ nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Về luân chuyển cán bộ
UBND tỉnh ban hành văn bản hƣớng dẫn về công tác luân chuyển và điều động cán bộ, nhằm phân biệt rõ giữa luân chuyển với điều động, tránh nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ với điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch làm chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn. Điều động cán bộ là chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo năng lực cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.
+ Về công tác xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt, quản lý và công chức chuyên môn.
Các cấp ủy đã tập trung xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt, quản lý và công chức chuyên môn theo vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định rõ yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, sử dụng và đề bạt cán bộ. Đồng thời, xây dựng quy chế và kiên trì thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo quy hoạch, đào tạo bảo đảm tiêu chuẩn rồi mới tiến hành bố trí, bổ nhiệm; bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, giới thiệu ứng cử cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch và đủ các tiêu chuẩn đã quy định, tránh tình trạng đề bạt, bổ nhiệm rồi mới đƣa đi đào tạo hoàn thiện.
UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định về xây dựng vị trí chức danh chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình đƣợc đánh giá hiệu quả cao nhất.
+ Về công tác nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng
Thực hiện thƣờng xuyên đổi mới, nâng cao chất lƣợng dạy và học của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng trên địa bàn tỉnh. Tập trung đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, sửa đổi, bổ sung, đổi mới nội dung, chƣơng trình giảng dạy, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học. Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, chuẩn về chất lƣợng, có phƣơng pháp sƣ phạm cho các cơ sở đào tạo, nhất là các trƣờng chuẩn bị nâng cấp.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp
Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phƣơng. Đến nay, hệ thống tổ chức chính quyền cấp xã đã đi vào nền nếp và ổn định; Ủy ban nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững, kinh tế - xã hội phát triển, quản lý, bảo vệ biên giới đƣợc tăng cƣờng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nƣớc và giải quyết những vấn đề bức xúc trong dân. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện trong thời gian qua là:
* Quy hoạch cán bộ chủ chốt
Căn cứ hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh, huyện, Đảng ủy, UBND cấp xã triển khai thực hiện tốt việc quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận trẻ, có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng kế hoạch và tiến hành đào tạo, bồi dƣỡng để đạt chuẩn theo quy định, đồng thời tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp công tác, công vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn cán bộ, Đảng ủy, UBND cấp xã xem xét giới thiệu ứng cử để bầu giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND theo quy định.
* Tuyển dụng cán bộ, công chức chính quyền
- Việc tổ chức bầu cử các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thực hiện theo quy định của Luật bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức HĐND và UBND. Đến ngày 31/12/2012, HĐND cấp xã đã bầu đƣợc 142/144 Chủ tịch HĐND, 143/144 Phó Chủ tịch HĐND, 143/144 Chủ tịch UBND, 268/281 Phó Chủ tịch UBND.
- Thời gian qua, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển dụng các chức danh công chức cấp xã thông qua hình thức xét tuyển, để bổ sung, thay thế khi có chức danh công chức bị thiếu, khuyết do điều động, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn, thuyên chuyển hoặc thiếu hụt do cơ học. Công tác xét tuyển đƣợc tiến hành công khai, minh bạch đúng quy trình, quy định. Đến ngày 31/12/2012, toàn tỉnh có 1.592 công chức cấp xã.
* Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức chính quyền
Theo quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh đƣợc bố trí tối đa 3.434 cán bộ, công chức cấp xã; trong đó, 2.426 cán bộ, công chức chính quyền. Tính đến ngày 31/12/2012, tỉnh chỉ bố trí 3.286 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức (3.135 cán bộ, công chức giữ chức vụ, chức danh chính và 151 cán bộ giữ chức vụ kiêm nhiệm); trong đó, 2.288 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức chính quyền (696 cán bộ, 1.592 công chức). So với định mức tối đa quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì còn thiếu 148 chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; trong đó, 17 cán bộ chính quyền và 121 công chức chính quyền. Nguyên
nhân là do điều động, luân chuyển nên khuyết một số chức vụ cán bộ và do chƣa có nguồn tuyển nên xã chƣa tuyển đủ số lƣợng cán bộ, công chức tối đa theo quy định.
* Điều động, luân chuyển cán bộ, công chức chính quyền
Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính chiến lƣợc của công tác luân chuyển cán bộ, là phƣơng thức để rèn luyện, bồi dƣỡng, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trẻ, triển vọng. Từ nhận thức trên, các cấp, các ngành đã tập trung đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, tăng cƣờng cán bộ cho những nơi gặp khó khăn về nhân sự chủ chốt hoặc các địa phƣơng có vấn đề về đoàn kết nội bộ. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp ủy, HĐND và UBND các cấp.
Trong những năm qua, Huyện ủy, UBND cấp huyện kịp thời điều động, luân chuyển cán bộ, công chức từ cấp huyện (Lãnh đạo các phòng, công chức chuyên môn thuộc khối Đảng, chính quyền) đến nhận nhiệm vụ và bố trí giữ những chức vụ chủ chốt tại cấp xã (Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND…). Hầu hết cán bộ, công chức đƣợc điều động, luân chuyển tích cực học tập, chịu khó phấn đấu, rèn luyện, có kiến thức toàn diện hơn, phát huy năng lực và thể hiện đƣợc bản lĩnh nên sớm tạo đƣợc uy tín nơi công tác mới; cán bộ đƣợc luân chuyển không phải là ngƣời địa phƣơng nên trong giải quyết công việc công tâm, khách quan hơn; cán bộ đƣợc luân chuyển đa phần trẻ tuổi, đƣợc đào tạo cơ bản đạt chuẩn, tiếp cận nhanh với công việc, điều kiện, môi trƣờng làm việc mới, phát huy khả năng, sở trƣờng, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm thực tiễn và có bƣớc trƣởng thành.
Tuy nhiên, các huyện chƣa thực hiện việc luân chuyển giữa các xã, thị trấn với nhau đối với các chức danh cán bộ cấp xã, đặc biệt đối với những ngƣời giữ chức vụ quá lâu.
* Đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức chính quyền
Việc đánh giá, xếp loại chất lƣợng cán bộ, công chức chính quyền hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP.
Qua tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá cán bộ, công chức năm 2012 của UBND cấp xã thì đa phần công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí đến mức bị xử lý kỷ luật. Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2013, cấp huyện đã xử lý kỷ luật 67 cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn mang nặng tính hình thức.
1.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã có sự biến chuyển rất rõ ràng từ giai đoạn khó khăn về tình hình chính trị trong những năm 1997. Để làm đƣợc điều này, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã có những biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt, với đầy đủ các phẩm chất đạo đức và trình độ, làm nòng cốt cho sự phát triển và ổn định về chính trị tại địa phƣơng.
Thực hiện Nghị quyết T.Ƣ 5 (khóa IX) về nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn; thời gian qua, cấp ủy các cấp không ngừng chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên, ở một số nơi không ít cán bộ, công chức khu vực nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém khi thực hiện các chƣơng trình, dự án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Sau hơn mƣời năm thực hiện Ðề án 26 về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở, Tỉnh ủy Thái Bình đã có hơn 1.000 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học nhƣng chỉ sử dụng 800 ngƣời. Số dƣ thừa là do không đƣợc đào tạo các chuyên ngành về kinh tế, kỹ thuật nhƣ địa chính, giao thông, lâm sinh. Ðể đáp ứng yêu cầu cán bộ, công chức cấp xã thì Thái Bình lại thiếu 400 công chức chuyên trách. Điều này khiến cho công tác quản lý trên địa bàn các xã trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Khắc phục điều này, tỉnh Thái Bình đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đủ làm động lực phát huy hết năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Hiện nay ngân sách chi cho cán bộ cơ sở là khá lớn, tỷ lệ số xã không đáp ứng nổi nguồn kinh phí xa xỉ này cũng còn cao. Ðể tăng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nòng cốt là cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã, tỉnh đã có cơ chế xã hội hóa chế độ đãi ngộ đối với số cán bộ bán chuyên trách này. Mặt khác, tỉnh cũng đầu tƣ ngân sách phục vụ công tác tích cực nghiên cứu, áp dụng các mô hình tổ chức theo hƣớng tinh giản bộ máy và khoán quỹ lƣơng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
1.2.1.4. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nƣớc, trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có diện tích là 1.255,53 km², dân số: 926,0 nghìn ngƣời (2010); cơ cấu hành chính gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo, có 57 phƣờng, xã và thị trấn. Từ năm 1997 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành nhiều chƣơng trình, đề án, chính sách về phát triển đội ngũ CBCC và công tác cán bộ nhƣ: Chƣơng trình hành động số 01- CTr/TU của Thành uỷ về thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3, khoá VIII; Quyết định số 1548-QĐ/TU ngày 10/8/1999 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ; Quyết định số 2396-QĐ/TU ngày 26/8/2004 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ quy định về tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt các cấp của Thành phố; các đề án về đào tạo, bồi dƣỡng CBCC trong nƣớc và nƣớc ngoài bằng ngân sách của Thành phố.
Trên cơ sở các chƣơng trình, đề án và chính sách đó, cùng với những nỗ lực của các ngành, các cấp từ Thành phố đến các quận, huyện và cơ sở. Do đó, Năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thành phố Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khả quan ở tất cả các khâu. Trong đó nổi bật nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nhằm tạo nguồn cho việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt và việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài.
Về tạo nguồn: ngoài việc tiếp nhận hơn 600 sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trƣờng đại học và những ngƣời có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đến làm việc ở Thành phố, Ban Thƣờng vụ Thành uỷ đã ban hành Đề án “Đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ ở các cơ sở nƣớc ngoài”. UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 32/2009/ QĐ-UBND về việc cử học sinh xuất sắc bậc phổ thông trung học đi học tại các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc bằng ngân sách của Thành phố... Cùng các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, Thành phố Đà Nẵng đã tạo đƣợc nguồn đào tạo CBCC khá dồi dào cho tƣơng lai. Đến nay, thành phố Đà Nẵng có 59 CB chủ chốt đang theo học tại 9 nƣớc, trong đó 49 ngƣời học thạc sỹ, 10 ngƣời học tiến sỹ; lựa chọn 181 học sinh loại giỏi đƣa đi đào tạo (116 em học sinh trong nƣớc và 65 em học nƣớc ngoài); tiếp nhận và bố trí công tác cho 637 CBCC tự nguyện đến đến làm việc lâu dài tại thành phố, trong đó có 5 tiến sỹ, 84 thạc sỹ, 548 sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, khá... Ngoài ra, thông qua thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thức XX của Đảng bộ thành phố quy định mỗi thành uỷ viên tiến cử và giúp đỡ 1- 2 CBCC trẻ. Có 45 cán bộ trẻ đƣợc giới thiệu nguồn cán bộ chủ chốt quận, huyện, sở, ngành, trong đó có nhiều cán bộ đã trƣởng thành đƣợc giao nhiệm vụ cao hơn.
Nhìn chung, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá VIII, đội ngũ cán bộ chủ chốt từ Thành phố đến cơ sở đã gia tăng cả về số lƣợng, chất lƣợng