Cơ sở để đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 100 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Cơ sở để đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ

chốt chính quyền cơ sở trong giai đoạn hiện nay

4.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và một số quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ

4.1.1.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ. Theo Ngƣời, cán bộ là nguồn vốn của Nhà nƣớc, "là cái gốc của mọi công việc". Vì thế, chất lƣợng, năng lực, hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc phụ thuộc một phần lớn vào chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức Bác Hồ đặt ra yêu cầu với ngƣời cán bộ, bên cạnh đạo đức thì phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo những công việc mà mình phụ trách.

Tƣ tƣởng sử dụng và đánh giá cán bộ của Ngƣời rất khoa học, sâu sát, cơ bản và cặn kẽ. Ngƣời nói: “Chúng ta phải nhớ rằng người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được” [15, tr.34-35].

Trong tác phẩm: “Tƣ cách ngƣời cách mệnh”, “Đạo đức cách mệnh, sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣa ra tƣ tƣởng khoa học có tính phƣơng pháp luận về cấu trúc nhân cách của ngƣời cán bộ. Theo ngƣời, cấu trúc nhân cách ấy gồm hai mặt “đức và tài” tức là phẩm chất và năng lực. Nhiều lần ngƣời nhắc nhở cán bộ phải học tập, rèn luyện tu dƣỡng theo các phẩm chất “nhân, trí, tín, dung; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, những phẩm chất này Ngƣời gọi là đạo đức cách mạng. Ngƣời nói: “Nó là đạo đức mới, nó không phải là danh vọng của các nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc của loài người. Cũng như sông phải có nguồn mới có nước. Không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [15, tr.36 ].

Vậy ngƣời cán bộ quản lý tốt theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo đƣợc những yêu cầu cần thiết, cơ bản của ngƣời cán bộ, đó là phải có đạo đức cách mạng. Ngƣời cho rằng đạo đức là cái gốc, là nền tảng của ngƣời làm cách mạng. Hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý theo Hồ Chí Minh phải vừa có đức, có tài, vừa hồng, vừa

chuyên. Ngƣời nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn trung thành và hăng hái, dám nghĩ, dám làm, dám quyết định giải quyết vấn đề trong lúc khó khăn, khi thất bại không hoang mang. Vì rằng, cán bộ làm nghề nào, ngành nào cũng phải học cho thành thạo công việc ở ngành, nghề ấy. Đồng thời, phải nghiên cứu những chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ; học tập những kinh nghiệm thành công và thất bại; học tập lịch sử truyền thống cách mạng và sự phát triển trong từng thời kỳ... Ngƣời cán bộ công chức nói chung theo Ngƣời cần phải có đủ các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, có tri thức và học thức, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm vững lý luận, sâu sát thực tế, có lý trí vững chắc, tình cảm trong sáng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và khoa học, chấp hành đúng pháp luật, hiểu biết về pháp luật. Nắm vững pháp luật và vận dụng nhuần nhuyễn để giải quyết đúng công việc là đòi hỏi không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ.

Yêu cầu với năng lực, đối với ngƣời cán bộ quản lý, Ngƣời đặt ra yêu cầu bên cạnh đạo đức thì phải có tài năng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ của mình, thông thạo những công việc mà mình phụ trách. Hồ Chí Minh yêu cầu, ai lãnh đạo trong lĩnh vực nào phải rõ chuyên môn của lĩnh vực đó.Theo Ngƣời, phải lấy tiêu chuẩn để đánh giá ''cán bộ nào, phong trào ấy''. Một ngƣời cán bộ tốt phải là ngƣời có đủ đức và tài, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đức là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; tài là ngƣời có khả năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với nhau trong đó ''Đức là gốc''

4.1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ

Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói chung và cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng. Đảng và Nhà nƣớc ta coi công tác cán bộ là một trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lƣợc đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Đảng ta đã từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh cơ bản của từng giai đoạn cách mạng.

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã mở ra sự đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới về công tác cán bộ. Đại hội khẳng định: “Đổi mới đội ngũ cán bộ có nghĩa là đánh giá, lựa chọn, bố trí, đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ có đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo quản lý ngang tầm với nhiệm vụ” [6, tr.199].

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), năm mà đất nƣớc dơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng, Đảng xác định: “cán bộ lãnh đạo nhất thiết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và năng lực tổ chức thực tiễn, có tinh thần học tập để không ngừng nâng cao trình độ, có lối sống lành mạnh được nhân dân tín nhiệm” [7, tr.97].

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu bƣớc ngoặt chuyển đất nƣớc sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Đại hội đi sâu kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới, để đƣa ra mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kỳ mới. Trong đó vấn đề cán bộ đƣợc Đảng ta đặc biệt quan tâm. Đại hội khẳng định: “tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra rất nhiều yêu cầu cho công tác cán bộ. Toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt. Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới” [8, tr.196].

Đến Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ xuất than từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực; bồi dưỡng nhân tài theo định hướng quy hoạch. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao”[ 9, tr.136].

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI nêu rõ: “xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [10, tr.13]. Và “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tân tụy phục vụ nhân dân” [10, tr.78].

Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa”[10,tr.125].

Chủ trƣơng nói trên thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng ta trong công tác cán bộ. Với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, thời gian tới, chúng ta sẽ có đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới: thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trên cơ sở phát huy nội lực và hội nhập quốc tế.

4.1.2. Những mục tiêu, yêu cầu để nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở chốt chính quyền cơ sở

Về mục tiêu:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII) về chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ƣơng đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên

cơ sở lập trƣờng giai cấp công nhân, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng 30%- 40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh đạo lực lƣợng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nƣớc…”[ 29, tr.7].

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX xác định: “xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [30, tr.2].

- Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X đƣa ra mục tiêu cần tiếp tục đổi mới công tác cán bộ hƣớng tới “Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thống chính trị” [9, tr.293].

- Mục tiêu của chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [35, tr.2] và “Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm” [35, tr.9]

Trong đó đề ra nhiệm vụ cụ thể: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng

phù hợp, có hiệu quả [35, tr.5]. Đến năm 2020 xây dựng đƣợc một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp và xã hội, trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lƣợng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp. Để thực hiện chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cơ cấu công chức.

- Nghị quyết số 22/NQ/TW đƣa ra nhiệm vụ “Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở” [34, tr 6] và “Ðổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn theo chức danh cán bộ; chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở. Hằng năm, cán bộ chuyên trách, cấp ủy viên cơ sở xã, phường, thị trấn phải được bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc trường chính trị tỉnh, thành phố” [34, tr.9].

Đây là định hƣớng từ các chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ, từ đó giúp cho các cơ quan ở địa phƣơng làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện các đề án nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trong đó có việc nghiên cứu nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)