Tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 27 - 31)

1.1.5.1. Tác động tích cực

Thứ nhất: Đối với nền kinh tế, hoạt động M&A NHTM góp phần củng cố sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, khai thác tối đa các tiềm lực kinh tế.

Hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại góp phần tạo động lực thanh lọc những Ngân hàng Thương mại yếu kém, tạo môi trường thuận lợi để nhà nước thực hiện các công cụ quản lý vĩ mô, thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế. Với việc gia tăng áp lực cạnh tranh ngày càng cao và xu hướng toàn cầu hóa trong nền kinh tế, mua bán sáp nhập Ngân hàng Thương mại dần trở thành xu thế tất yếu, một con đường quan trọng mà các Ngân hàng Thương mại lựa chọn để tăng năng lực cạnh

tranh, củng cố quy mô hoạt động chủ động ứng phó khi nền kinh tế trong nước hội nhập ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hơn với nền kinh tế thế giới.

Hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại gia tăng cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, thực hiện những cam kết mang tính quốc tế như việc tuân thủ các lộ trình mở của ngành Ngân hàng, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, tạo nên một môi trường cạnh tranh đầy đủ…

Hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại phát triển còn tạo đà cho các tổ chức tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý, các tổ chức đào tạo nhân lực chất lượng cao…có điều kiện phát triển bởi đây cũng là những thành phần quan trọng đóng góp vào sự thành công của mỗi thương vụ M&A Ngân hàng Thương mại.

Tuy nhiên, hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại chỉ thực sự hiệu quả, phát huy những tác động tích cực đối với nền kinh tế khi mà các quy định pháp lý về hoạt động M&A NHTM được quy định một cách chặt chẽ đảm bảo tính hiệu lực và khả thi, gắn liền với một môi trường kinh tế công khai, minh bạch.

Thứ hai: Đối với hệ thống Ngân hàng, M&A Ngân hàng Thương mại được xem như một trong những biện pháp quan trọng để tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng.

Việc thực hiện M&A Ngân hàng Thương mại một cách phù hợp đúng đối tượng, công khai, minh bạch sẽ giúp các Ngân hàng Thương mại tận dụng được lợi thế của các bên tham gia, tạo ra những giá trị cộng hưởng về quản lý, nhân sự, thị phần… bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi Ngân hàng Thương mại nói riêng và sự phát triển vững chắc hệ thống Ngân hàng nói chung. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, M&A được xem như một công cụ quan trọng để xử lý các Ngân hàng Thương mại yếu kém, Ngân hàng Thương mại quy mô nhỏ giúp lành mạnh hóa hệ thống Ngân hàng.

Hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại góp phần từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng, nâng cao vai trò và hiệu lực của cơ quan quản lý, phát hiện và cảnh báo sớm những rủi ro hệ thống.

Việc thực hiện M&A Ngân hàng Thương mại giúp cho cơ quan quản lý thực hiện mục tiêu giảm số lượng Ngân hàng Thương mại nhỏ, xây dựng những định chế tài chính lớn mạnh, thuận lợi hơn trong công tác quản lý, thực thi vai trò giám sát hệ

thống một cách tốt hơn. Sau khi thực hiện M&A, số lượng thành viên của ngành giảm sẽ tạo ra khoảng trống thị trường cho các Ngân hàng trụ vững, tồn tại và phát triển hơn.

Đối với những Ngân hàng gặp khó khăn, đứng bên bờ vực phá sản thì vai trò của hoạt động M&A đặc biệt thông qua những giao dịch thâu tóm và sáp nhập là một cứu cánh góp phần giảm thiểu nguy cơ mất lòng tin của công chúng đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tránh gây ra hiệu ứng domino ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống.

Thứ ba: Hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại góp phần nâng cao năng lực cạnh

tranh, năng lực hoạt động của NHTM.

Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay, M&A thực sự cần thiết với những Ngân hàng nhỏ vào Ngân hàng lớn để nâng cao năng lực quản trị. Việc thực hiện M&A này dựa theo tiêu chí thị trường, những Ngân hàng nào hội đủ điều kiện như đủ vốn, có hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro tốt và hệ thống thông tin công khai minh bạch mới có thể duy trì tiếp tục được hoạt động kinh doanh của mình. Hội đồng quản trị, Ban điều hành được củng cố kiện toàn và tăng cường nhằm đảm nhận vai trò và sứ mệnh mới với quy mô hoạt động mới, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại còn hạn chế về năng lực quản trị sớm tiếp cận được chuẩn mực quốc tế.

Thông qua hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại có thể nâng cao năng lực hoạt động. Ngân hàng Thương mại có điều kiện chọn lọc, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm thiểu sự kém hiệu quả trong mạnh lưới hoạt động, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý hành chính, khách hàng được hưởng các dịch vụ hiện đại với chất lượng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận Ngân hàng, gia tăng giá trị cho cổ đông và nâng cao thương hiệu của Ngân hàng.

M&A góp phần tăng quy mô vốn, tăng giá trị Ngân hàng nhờ vào giá trị cộng hưởng. Vốn đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng, một mặt vốn đảm bảo yêu cầu về quy mô theo quy định, mặt khác còn là nền tảng mở rộng quy mô hoạt động Ngân hàng. Sau mỗi thương vụ M&A Ngân hàng Thương mại, quy mô vốn của Ngân hàng Thương mại sau M&A thường có xu hướng tăng lên. Mặt khác, tổ chức sau M&A có thể nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ quy mô,sau khi kết hợp sẽ có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Các Ngân hàng bị sáp

nhập và mua lại có thể có được cơ hội để tái cơ cấu, qua đó giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và khả năng sinh lời tốt hơn. Ðối với Ngân hàng mua lại hoặc nhận sáp nhập, hoạt động mua bán hoặc sáp nhập sẽ tận dụng được lợi thế kinh doanh nhờ quy mô, rút ngắn thời gian tham gia thị trường, kế thừa được mạng lưới và khách hàng sẵn có để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt hơn hoặc sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường quan hệ với khách hàng và bổ sung nguồn thu cho Ngân hàng.

Thông qua hoạt động M&A, các Ngân hàng Thương mại có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ. Thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập các bên có thể tận dụng và chuyển giao công nghệ cho nhau hình thành một hệ thống công nghệ đồng bộ với chi phí tối ưu, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng sau M&A.

Tăng thị phần, xác lập vị thế mới đối với Ngân hàng. Hoạt động M&A giúp các Ngân hàng mở rộng thị trường, tăng trường doanh thu, gia tăng lợi nhuận và xác lập vị thế mới trên thị trường. M&A có thể cho phép mở rộng các kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động marketing. Ngoài ra, sau khi thực hiện M&A quy mô Ngân hàng được mở rộng, danh tiếng tăng lên sẽ xác lập được một vị thế mới trong mắt các nhà đầu tư cũng như khách hàng. Ngân hàng lớn sẽ có nhiều thuận lợi hơn Ngân hàng nhỏ trong các hoạt động như thu hút nguồn vốn, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

1.1.5.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng còn có một số các tác động không mong muốn:

Thứ nhất: Quá trình M&A ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số.

Trong quá trình M&A Ngân hàng, quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc mua bán sáp nhập bởi số phiếu của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

Thứ hai: Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn.

Sau thương vụ M&A, Ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hoạt động với số vốn lớn hơn, những cổ đông lớn của Ngân hàng bị sáp nhập có thể sẽ mất quyền kiểm soát Ngân hàng như trước do tỷ lệ quyền biểu quyết trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã giảm nhỏ hơn trước, ý kiến của họ trong đại hội đồng cổ đông không còn được như trước, hội đồng quản trị sẽ có số lượng lớn hơn nên thành viên hội đồng quản trị do các cổ đông lớn bầu vào sẽ có quyền hạn chế hơn trước đây khi chưa sáp

nhập. Các cổ đông lớn sẽ tìm cách tạo nên thế lực nhằm tìm cách kiểm soát ngân hàng sau sáp nhập, tuy nhiên môi trường hoạt động mới hoàn toàn có thể dẫn đến việc họ có những bất đồng quan điểm.

Thứ ba: Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn.

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Sự khác biệt đó thể hiện ở những tài sản vô hình như sự trung thành của nhân viên, môi trường làm việc, cách đối xử của nhân viên với lãnh đạo…văn hóa doanh nghiệp được tạo nên qua thời gian với quá trình xây dựng không mệt mỏi của đội ngũ nhân sự, được hình thành dựa trên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi sáp nhập hai hay nhiều Ngân hàng lại với nhau tất yếu các nét đặc trưng riêng của các Ngân hàng sẽ được tập hợp lại trong một điều kiện mới, lãnh đạo Ngân hàng sẽ phải tìm cách hòa hợp các loại hình văn hóa doanh nghiệp riêng để tiến tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp chung.

Thứ tư: Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự.

Hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng Thương mại sẽ tất yếu dẫn đến những thay đổi trong bộ máy hoạt động, Ngân hàng sau sáp nhập sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cân bằng lợi ích của nhân sự tại các vị trí nòng cốt, khó tránh khỏi sự dịch chuyển nhân sự sau khi sáp nhập.

1.2. KINH NGHIỆM MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 27 - 31)

w