Những tồn tại

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 84 - 88)

2.4.2.1. Phương thức tiến hành M&A NHTM chưa đadạng.

Các thương vụ M&A Ngân hàng ở Việt Nam phần lớn diễn ra dưới hình thức thương lượng, mua bán cổ phần, sáp nhập hoặc hợp nhất theo sự cho phép của Chính phủ và NHNN, hoặc NHNN mua lại xử lý những Ngân hàng yếu kém nhằm mục đích lành mạnh hóa hệ thống Ngân hàng. Hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam hiện nay hầu như chưa có các thương vụ lớn nào diễn ra giữa các NHTM thực sự có hoạt động lành mạnh liên kết với nhau nhằm muc tiêu tăng sức mạnh, hoạt động M&A NHTM xuyên biên hầu như không có nên mục đích lớn nhất của hoạt động M&A NHTM là

sự cộng hưởng hầu như chưa được khai thác hết mà chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề nội tại bên trong mỗi NHTM. Bên cạnh đó, các thương vụ thâu tóm rất ít, phương thức chào thầu và lôi kéo cổ đông chưa được tiến hành. Đối với những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ việc gia nhập thị trường đòi hỏi Ngân hàng phải đáp ứng những điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định thì những Ngân hàng đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường thông qua thâu tóm, những Ngân hàng đã hoạt động trên thị trường tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hầu như chưa có một thương vụ thâu tóm nào vì trên thực tế hoạt động này vẫn bị ràng buộc nhiều quy định về tỷ lệ sở hữu và chính sách của NHNN nhằm đảm bảo mục tiêu của quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng cũng như sự ổn định nền tài chính quốc gia. Mặt khác, với giới hạn về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài vào các tổ chức tài chính ở Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 20% với một đối tác và tối đa 30% được bán cho khối ngoại hiện nay cũng chưa phải là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vốn vào các NHTM Việt Nam.”Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài với những thế mạnh về vốn, kinh nghiệm quản trị điều hành, phát triển sản phẩm sẽ là những nhân tố tích cực đối với việc cơ cấu lại các NHTM. Trên thực tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các NHTM Việt Nam chủ yếu mới chỉ dừng ở hình thức mua cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật. Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ: Đối với cổ phiếu tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng. Còn đối với các NHTM, Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD Việt Nam.

2.4.2.2. Hoạt động M&A NHTM chủ yếu vẫn mang tính mệnh lệnh hành chính.

Hiện nay phương thức mua bán sáp nhập Ngân hàng phổ biến ở Việt Nam là phương thức thương lượng, trong đó nhiều thương vụ M&A được thực hiện chủ yếu vẫn là theo chỉ định của chính phủ để giải quyết khó khăn cho các Ngân hàng. Hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam diễn ra theo các hướng: các NHTM bị buộc thực hiện

sáp nhập mua lại; các NHTM thực hiện M&A để mở rộng thị phần, tăng cường năng lực hoạt động; các tổ chức nước ngoài mua cổ phần của các NHTM trong nước, với hình thức này các NHTM Việt Nam có điều kiện tận dụng lợi thế của các NHTM nước ngoài trong quản trị, vốn, công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong thời gian vừa qua, các thương vụ M&A giữa các Ngân hàng lớn thành công như thương vụ SCB hay SHB mục đích chủ đạo vẫn là để giải quyết các khó khăn vướng mắc nội tại từ vấn đề thanh khoản, nợ xấu mà chưa thực sự là thương vụ thực hiện do mục đích tự thân các Ngân hàng muốn sáp nhập, hợp nhất với nhau để hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, việc hợp tác, sáp nhập giữa các Ngân hàng phù hợp sẽ giúp cho các bên có được những lợi ích cộng hưởng từ thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, mạng lưới giao dịch, tiết giảm chi phí đầu tư và vận hành, thời gian phát triển mạng lưới… Vì thế, M&A không chỉ là định hướng để làm lành mạnh hóa hệ thống Ngân hàng, mà còn cần xuất phát từ nhu cầu tự thân của chính các Ngân hàng. Các Ngân hàng có thể chủ động tiếp xúc, tìm hiểu, phân tích khả năng hợp tác, sáp nhập, mua bán với các đối tác phù hợp về tầm nhìn, chiến lược, văn hóa tổ chức nhằm hợp tác cùng phát triển, hình thành các tập đoàn tài chính hùng mạnh đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tài chính lớn trên thị trường, tuy nhiên việc tìm kiếm đối tác phù hợp để thực hiện M&A đối với các NHTM, nhất là những NHTM quy mô nhỏ ở Việt Nam hiện nay không phải là điều dễ dàng.

2.4.2.3. Thông tin cho hoạt động M&A còn chưa minh bạch

Trong hoạt động M&A nói chung và hoạt động M&A NHTM nói riêng, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị phần, bộ máy quản trị rất cần thiết đối với các bên mua và bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát một cách chặt chẽ hoặc khôngminh bạch thì có thể sẽ gây ra nhiều thiệt hại đối với cả bên mua và bên bán đồng thời ảnh hưởng cả đến những thị trường khác như thị trường chứng khoán, nếu thương vụ M&A diễn ra không thành công thì sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các bên có liên quan và quyền lợi của các nhà đầu tư. nhiều thông tin về M&A NHTM trong quá trình thực hiện được báo chí đăng tải, suy đoán, có trường hợp khi thực hiện đàm phán đã bị rò rỉ thông tin gây nhiễu thông tin và gây hoang mang trong tâm lý của một bộ phận không nhỏ khách hàng của Ngân hàng trong khi đó trách nhiệm pháp lý của các đối tượng

cung cấp thông tin sai lệch trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa rõ ràng. Điển hình, năm 2013 khi Eximbank công bố nhóm nhà đầu tư mà Eximbank đại diện đã nắm trên 51% vốn cổ phần của Sacombank thị trường đã dự đoán về thương vụ M&A giữa Eximbank và Sacombank được tiến hành dưới phương thức thâu tóm, trên thị trường chứng khoán cũng có những phản ứng với những kỳ vọng về sự kết hợp giữa hai Ngân hàng này. Nếu thương vụ của Sacombank và Eximbank thành công, quy mô tài sản sau sáp nhập, nếu có, sẽ đạt khoảng 330.000 tỉ đồng, lớn nhất trong khối NHTM cổ phần, bám sát Vietcombank - Ngân hàng có quy mô tài sản lớn trong khối NHTM nhà nước với 467.000 tỉ đồng. Tuy nhiên sau đó Eximbank thực hiện M&A với Southern Bank dưới phương thức thương lượng tự nguyện, đây là thương vụ được NHNN ủng hộ, NHNN cử người tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng sau sáp nhập, đảm bảo Ngân hàng hoạt động an toàn và thực hiện có hiệuquả.

Trong thương vụ giữa Habubank và SHB, NHNN đã nhất trí về mặt chủ trương cho phép Habubank sáp nhập vào SHB, biên bản ghi nhớ về nguyên tắc sáp nhập được hai Ngân hàng thống nhất từ ngày 8/3/2012 nhưng ngày 13/03/2012 Habubank vẫn phủ nhận thông tin về thương vụ bằng thông báo trên website riêng khiến cho thông tin trên thị trường hỗn loạn, lợi ích của các cổ đông bị ảnh hưởng. Việc rò rỉ thông tin về hoạt động M&A NHTM không đúng thời điểm, đưa thông tin không xác đáng sẽ gây tâm lý hoang mang và lo lắng của khách hàng đang gửi tiền tại Ngân hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chính các NHTM tham gia thương vụ M&A, vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng dựa vào niềm tin và uy tín.

Đối với các thương vụ mua bán sáp nhập NHTM, khi thông tin về việc các thương vụ M&A là không chính xác sẽ ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động bình thường của các Ngân hàng và làm nhiễu thông tin trên thị trường chứng khoán và có thể ảnh hưởng quyền lợi của các nhà đầu tư và sự an toàn của hệ thống các NHTM, chính vì vậy sự nhất quán và minh bạch hóa thông tin là vô cùng cần thiết trong bối cảnh tái cấu trúc ngành Ngân hàng hiện nay.

2.4.2.4. Nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình xử lý hậu M&A NHTM

Trong hệ thống NHTM Việt Nam, các trường hợp M&A có xu hướng gia tăng về mặt số lượng nhưng chất lượng của nhiều thương vụ vẫn là vấn đề cần bàn thêm. Ở một số thương vụ, các phương án xử lý nợ xấu, cải thiện thanh khoản, xử lý xung đột nhân

sự, cải thiện dịch vụ, giảm phụ thuộc vào tín dụng, thậm chí phá sản… dường như chưa được chuẩn bị thực sự kỹ lưỡng, lợi nhuận trong ngắn hạn của nhiều NHTM sau khi thực hiện M&A đa phần không tăng, thậm chí còn sụt giảm. Mua bán và sáp nhập NHTM là một công cụ khá đắc lực trong xử lý nợ xấu NHTM, cho phép các NHTM thêm cơ hội mở rộng quy mô, thị phần, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, cải thiện năng lực tài chính, chi phí kinh doanh, sức cạnh tranh...Tuy nhiên, thông qua hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu chủ yếu là về mặt kỹ thuật trong khi quy mô nợ xấu không đổi, vì nó được tính trên một tổng dư nợ tín dụng mới sau thương vụ. Có những trường hợp sau khi thực hiện M&A

NHTM tỷ lệ nợ xấu còn tăng vọt, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô giảm. Đa phần các thương vụ M&A NHTM ở Việt Nam phải mất một khoảng thời gian từ 2-3 năm để giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại hậu sáp nhập, việc tái cấu trúc các NHTM yếu kém do vậy để đạt được kỳ vọng các NHTM ở Việt Nam sau M&A sẽ gặt hái nhiều thành quả, lợi nhuận đi lên, tình hình tài chính ổn định đáp ứng được mong mỏi của cổ đông không hề đơn giản và mất nhiều thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w