Quản lý tốt hậu mua bán và sáp nhập

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 113 - 119)

2025

3.2.6. Quản lý tốt hậu mua bán và sáp nhập

Khi các NHTM thực hiện mua bán và sáp nhập với nhau sẽ làm tăng quy mô vốn, mạng lưới cũng như đội ngũ nhân sự của Ngân hàng sau M&A, tuy nhiên M&A cũng dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết thời kỳ hậu M&A như bộ máy quản trị, văn hóa doanh nghiệp…

Đối với bất kỳ TCTD nào, việc thực hiện một cơ chế quản trị điều hành tốt có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, khả năng huy động Tài chính, hạn chế rủi ro trong hoạt động, đảm bảo sự tuân thủ luật pháp, định hướng, xây dựng các mục tiêu chiến lược, các chuẩn mực và giá trị, đánh giá rủi ro, đảm bảo có hệ thống kiểm soát hiệu quả. Đối với hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM, việc xây dựng một cơ chế quản trị điều hành phù hợp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết M&A không chỉ đơn thuần là phép cộng giá trị của hai hay nhiều Ngân hàng lại với nhau, hoạt động này còn mang lại nhiều giá trị khác nhau cho cả chính Ngân hàng sáp nhập và Ngân hàng được sáp nhập. Quá trình M&A NHTM tạo ra một thực thể mới, quy mô lớn hơn chính vì vậy cách thức quản trị điều hành cần có sự chuyển biến phù hợp. Thay đổi trong ban lãnh đạo Ngân hàng đồng nghĩa với thay đổi trong phong cách quản lý. Đây chỉ là một trong rất nhiều sự thay đổi diễn ra sau sáp nhập, bao gồm thay đổi về cơ cấu nhân sự, hệ thống và quy trình vận hành. Rõ ràng là sau khi thực hiện M&A, sự thay đổi lớn trong bộ máy quản trị ảnh hưởng tới tâm lý của lãnh đạo, nhân viên của các NHTM tham gia M&A nhất là những NHTM bị sáp nhập, nếu không có sự sắp xếp đội ngũ nhân sự một cách hợp lý phù hợp năng lực của các cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung và cao, giải quyết hài hòa về chế độ đãi ngộ sẽ gây ra sự xáo trộn không nhỏ trong quá trình hoạt động của tổ chức thời kỳ hậu M&A. Chính vì vậy các NHTM khi thực hiện M&A cần có quá trình thích ứng trước khi thực hiện thiết lập văn hóa doanh nghiệp mới, trong thời gian đầu cần có sự chắt lọc, duy trì văn hóa của Ngân hàng cũ trước khi thay đổi hoàn toàn để đảm bảo sự đoàn kết trong tổ chức sau M&A. Trong suốt quá trình tiến hành một thương vụ M&A

phức tạp, nhân viên thường có xu hướng cảm nhận được mối đe doạ cho cơ hội thăng tiến trong tổ chức bởi lẽ giờ đây xuất hiện nhiều tài năng hơn từ phía công ty vừa mới được sáp nhập. Chính vì vậy, trong một quãng thời gian nhất định, họ không còn tin vào ban lãnh đạo và thay vào đó giữ cho mình thái độ chờ đợi tình hình. Có một thực tế diễn ra ở mọi thương vụ M&A đó là nhân viên của nhiều Ngân hàng sẽ có thể mất việc làm sau khi Ngân hàng của họ bị sáp nhập hay hợp nhất khi mà hoạt động của các bộ phận trong Ngân hàng được cơ cấu lại nhằm cắt giảm chi phí, giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy hoạt động. Do vậy, đối với mỗi thương vụ M&A Ngân hàng cần đánh giá và xây dựng chế độ nhân sự một cách đúng mức nhằm giữ chân được đội ngũ nhân viên có chất lượng đáp ứng cho chiến lược phát triển lâu dài của Ngân hàng. Sự quan tâm đúng mức của ban quản trị mới sau sáp nhập là yếu tố quan trọng để đạt được sự hòa hợp trong văn hóa của tổ chức hướng tới sức mạnh đoàn kết gắn bó trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của Ngân hàng sau sáp nhập. Điển hình, trong thương vụ giữa SHB và HBB, giai đoạn đầu sau khi sáp nhập, SHB vẫn duy trì HBB vẫn hoạt động theo thế mạnh của HBB sẵn có và SHB chỉ tham gia điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của HBB đồng thời hỗ trợ về hoạt động chính như hoạt động nguồn vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kế toán, công tác nhân sự và công nghệ thông tin. Phương án này đã giúp bộ máy quản trị tránh xung đột văn hóa giữa hai Ngân hàng, tránh được những thay đổi lớn, tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng sau M&A.

Đối với các NHTM Việt Nam bên cạnh việc bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ nhân viên Ngân hàng hợp lý, đúng người, đúng việc, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường khâu quản lý, kiểm tra giám sát, phát huy tính tự giác, linh hoạt của mỗi nhân viên cần tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên một cách toàn diện, liên tục và có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Các hình thức đào tạo cán bộ cần có sự nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn hậu M&A.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại trong hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam, trong chương 3 tác giả đi xem xét những quan điểm định hướng của nhà nước về hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay M&A được xem là một trong những giải pháp quan trọng cần được tiếp tục thực hiện để thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng. Nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô và đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm hoàn thiện hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua luận văn, tác giả đã cung cấp cái nhìn bao quát về hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng tại Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn, ngành Ngân hàng cũng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hợp tác là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam sẽ không còn chỉ là nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu mà còn là biện pháp hữu hiệu để nâng cao vị thể trên thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu tài liệu, sách báo và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực mua bán sáp nhập nói chung và hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên do hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều mảng hoạt động, nhiều chủ thể khác nhau nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để nghiên cứu của tác giả được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), “Thông báo số 191-TB/TW ngày 01/09/2005 về mục tiêu giải pháp phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 07/2007/TT-BTC

3. Cao Văn Đức (2015), Tìm lời giải cho bài toán số lượng NH thương mại, Đặc san Toàn cảnh NH Việt Nam 2015

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Đề án Phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến n ăm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam

6. Đức Nghiêm (2015), Sáp nhập, hợp nhất là giải pháp có lợi nhất, Thời báo NH, số 68+69+70 (2984-2986)

7. Hồ Tuấn Vũ (2011), Những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập NH , ĐH Duy Tân Đà Nẵng, Tạp chí kiểm toán số 9/2011

8. International and Monetary Fund& World Bank, Báo cáo khu vực Tài chính Việt Nam (2014)

9. International and Monetary Fund, Kinh nghiệm phát triển của hệ thống Tài chính Trung Quốc (2005)

10. Lưu Minh Đức (2008) Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 7+8, 2008 11. Lương Minh Hà (2010), “Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Tài chính NH

Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH, số 97.

12. Lương Thị Thanh Thủy (2010), Hợp nhất và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

13. Michael E.S. Frankel (2009), Mua lại và sáp nhập căn bản, Các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư, NXB Tri thức, Hà Nội.

14. Minh Khôi và Xuyến Chi (2010), M&A căn bản: Các bước quan trọng trong cx

quá trình sáp nhập doanh nghiệp và đầu tư, Nhà xuất bản tri thức

15. Ngân hàng Nhà nước (2007), Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007.

16. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN1/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 69/2007/NĐ-CP

17. Ngân hàng Nhà nước (2010),Thông tư số 04/2010/TT-NHNN 18. Ngân hàng Nhà nước (2013),Thông tư 02/2013TT-NHNN

19. Ngân hàng Nhà nước (1998),Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 20. Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định 20/2000/QĐNHNN

21. Ngân hàng Nhà nước (2006),Quyết định số 1557/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTM CP nông thôn

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2011-2015).

23. Nguyễn Lê Nguyên Dung (2015), Đánh giá an toàn Tài chính trong hệ thống NH thương mại Việt Nam- Tạp chí Khoa học đào tạo NH, số 155, tháng 4/2015

24. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp, NXB Trẻ. 25. Nguyễn Mạnh Thái (2009), Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới cho

Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế- TP. Hồ Chí Minh

26. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013), Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 27. Nguyễn Thị Minh Huyền (2010), Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt

Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

28. Nguyễn Thị Minh Phượng (2010), Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành NH: xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học ngoại thương Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Mai Phượng, Bàn về định hướng phát triển các NHTM nhà nước trong thời gian tới, Viện chiến lược NHNN, Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển

kinh tế - xã hội và ngành NH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, trang 657- 675.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 113 - 119)

w