Về tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 63 - 69)

Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các NHTM. Nợ xấu trong thời gian qua ở Việt Nam trở thành vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của Ngân hàng bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy Ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống Ngân hàng.

4,67

4,08 4,11

3,3

2,55 2,46

2011 2012 2013 2014 2015 2016

xấu và tỷ lệ nợ xấu đều tăng mạnh khi nguồn vốn tín dụng bị thắt chặt và môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2010 -2013 tỉ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam liên tục gia tăng ảnh hưởng tới sự an toàn và tính an toàn của hệ thống Ngân hàng, nhưng giai đoạn 2014 đến nay, tỉ lệ này có xu hướng giảm. Nợ xấu đánh giá lại tại thời điểm 31/12/2012 của toàn hệ thống là 761.197 tỷ đồng, chiếm 24,85% tổng dư nợ đánh giá, gấp 2,45 lần so với nợ quá hạn được TCTD báo cáo. Nợ xấu đánh giá lại đạt 452.951 tỷ đồng chiếm 14,79% tổng dư nợ đánh giá lại gấp 4 lần nợ xấu báo cáo.Nợ xấu năm 2016 được giữ ổn định ở mức dưới 3%, cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Hình 2-1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016

Đơn vị tính: % Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Với chủ trương tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giúp xử lý nhanh và dứ t điểm nợ xấu của các TCTD trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, NHNN đã xác định việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về cơ cấu lại các TCTD yếu kém là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này. Theo đó, NHNN đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, và trình Thủ tướ ng Chính phủ phê

duyêt

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” ban hành kèm theo Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 (Đề án 1058); đồng thời, ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 42 thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Thông tư

số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC để hướng dẫn Điều 6 Nghị quyết 42.

Kết quả cho thấy, sau khi Nghị quyết 42 và Đề án 1058 được ban hành và có hiệu lực, tính đến cuối quý II/2018, nợ xấu của toàn hệ thống TCTD được xử lý tăng lên đáng kể và bước đầu đã đạt được những thành quả tích cực. Tính riêng trong 10 tháng thí điểm (từ giữa tháng 8/2017- tháng 6/2018), cả hệ thống TCTD đã xử lý được gần 140 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 thông qua sử dụng các hình thức xử lý nợ xấu đa dạng nhưng chủ yếu là từ phía các TCTD tự xử lý, bình quân xử lý được khoảng gần 14 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng so với giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực năm 2012-2017 (khoảng 10,1 nghìn tỷ đồng/tháng). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78% % tổng nợ xấu đã xử lý), xử lý các khoản hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (bằng 15,61%), xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (bằng 33,59%). Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 6/2018, các TCTD đã sử dụng 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Tổng nợ xấu lũy kế từ năm 2012 - đến cuối quý I/2018 đã xử lý được khoảng 753 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó: TCTD tự xử lý (sử dụng dự phòng rủi ro; bán, phát mại tài sản đảm bảo và do khách hàng tự trả ) khoảng 455 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 60%; nợ bán cho VAMC chỉ có 282 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 40%. Theo đó, đến cuối tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm cuối năm 2016 (2,46%); nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng ở mức 6,6 - 6,7%, thấp hơn đáng kể so với cuối năm 2016, nhưng vẫn còn ở mức cao.

Bảng 2-11: Tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD từ năm 2011-2019 Xử lý nợ xấu Tổng số Bán nợ Hình thức khác Khách hàng đã trả nợ Bán, phát mại TSĐB Sử dụng DPRR Bán cho VAMC Tổng nợ xấu đã bán 2011 60.765 2012 74.676 25.322 4.077 35.176 0 3.743 4.791 2013 87.977 15.944 2.533 30.387 29.578 36.150 2.116 2014 143.550 21.610 3.374 30.556 79.612 83.448 3.926 2015 186.894 29.069 3.391 35.433 95.049 96.607 19.372 2016 118.493 28.175 3.086 22.871 45.106 46.657 17.325 2017 115.541 35.187 2.523 38.449 31.617 32.731 6.247 2018 23.388 5.956 479 18.705 854 854 340 2019 78.522 20.544 Tổng 753.519 161.264 20.003 211.576 281.815 300.191 54.117 Nguồn: NHNN và tổng hợp

2.2. ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bối cảnh hội nhập

Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhìn dưới góc độ đa chiều, sự gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Khi Việt Nam là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh của các NHTN trong nước có sự thay đổi lớn, bởi chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế theo lộ trình ký kết, có nhiều Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các NHTM trong nước. Các NHTM Việt Nam được tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình

đẳng và mang tính chuyên nghiệp cao, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt. Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, thị trường tài chính phải được mở cửa cho các tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động, sự bảo hộ của nhà nước đối với lĩnh vực Ngân hàng giảm dần nhằm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh, NHNN chỉ quản lý ở tầm vĩ mô thông qua cơ chế chính sách. Chính bối cảnh đó tạo cho các NHTM Việt Nam áp lực buộc phải năng động và kinh doanh hiệu quả, nhu cầu tăng tiềm lực tài chính mở rộng cung cấp dịch vụ được đẩy mạnh. Các NHTM Việt Nam cũng đã bước đầu có sự hình thành của mô hình Ngân hàng đa năng với sự gắn kết của các dịch vụ Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng với các dịch vụ tài chính phi Ngân hàng nhằm tạo nên một chuỗi dịch vụ tài chính hiệu quả ngày càng cao. Xu hướng mở cửa và tự do hóa cũng được thể hiện rõ nét. Về cơ bản, sự ổn định của hệ thống Ngân hàng trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì thực trạng của hệ thống Ngân hàng cũng đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết hiện nay cho phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới. Với thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, khả năng chống đỡ rủi ro thấp trong bối cảnh hội nhập các NHTM Việt Nam sẽ dễ bị mất thị phần và khách hàng vào các ngân hàng nước ngoài, việc liên kết sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu đối với các NHTM Việt Nam để có thể tồn tại và đương đầu với áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Các quy định về hoạt động Ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước

Hệ thống NHTM Việt Nam được NHNN tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phép thành lập Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phục vụ cho hoạt động đầu tư, số lượng Ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên nhiều Ngân hàng mới thành lập nhưng số vốn điều lệ không cao, nhiều chi nhánh phòng giao dịch được mở. Các Ngân hàng mở rộng quy mô nhưng trình độ quản lý chưa phát triển theo kịp, kiểm soát rủi ro yếu, ẩn chứa nhiều rủi ro cho hệ thống Ngân hàng. Nghị quyết số 86/2019/NĐ-CP được Ngân hàng Nhà nước ban hành đã yêu cầu các TCTD thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, vấn đề tăng vốn điều lệ đã không còn là nhu cầu tự thân của NHTM mà đã trở thành chế tài của nhà nước. Điều kiện thành lập mới các Ngân hàng được siết chặt lại. Với quy mô vốn vài

nghìn tỷ đồng, quy mô các NHTM Việt Nam rất nhỏ bé so với các NHTM trong khu vực.

Việc chính phủ đặt ra lộ trình về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng chính là thúc đẩy việc tăng vốn và tạo ra sức ép về việc sáp nhập trong khu vực Ngân hàng. Đối với các NHTM nhỏ chưa đạt mức quy định thì đây là thách thức mang tính sống còn. Các NHTM có thể lựa chọn nhiều cách để tăng vốn như phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, nhưng việc phát hành trái phiểu chuyển đổi không phải NHTM nào cũng có thể thực hiện được do những áp lực về chi phí trả lãi, mặt khác việc tăng vốn thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu cũng không hẳn là biện pháp tối ưu khi mà cổ phiếu Ngân hàng không còn nằm trong danh mục ưu tiên của nhà đầu tư trên thị trường. Việc tiến hành M&A là một trong các biện pháp được nhiều Ngân hàng xem xét. Để đáp ứng các yêu cầu thành lập với các tiêu chí khắt khe đã thúc đẩy các tổ chức tiến hành thực hiện M&A thay vì thành lập Ngân hàng mới. Đa số các Ngân hàng đều mong muốn hình thành các định chế tài chính ngân hàng đa ngành nghề hay đầu tư dưới hình thức cổ đông chiến lược nhằm mục đích các bên cùng có lợi từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng. Hoạt động M&A Ngân hàng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

Chủ trương của chính phủ về tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng là các gói giải pháp về thể chế, tài chính và pháp lý nhằm cứu vãn những Ngân hàng phá sản và khôi phục hệ thống Ngân hàng trở lại hoạt động bình thường.

Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng nhằm mục đích cải thiện hiệu quả Ngân hàng, phục hồi khả năng thanh khoản và lợi nhuận, nâng cao năng lực của hệ thống Ngân hàng để thực hiện chức năng trung gian tài chính giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, đồng thời khôi phục lòng tin của công chúng.

Tái cơ cấu nền kinh tế là chủ trương kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Xuất phát từ quan điểm tái cơ cấu là một công việc diễn ra tương đối liên tục dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng doanh nghiệp và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.

và tái cấu trúc tổ chức của các Ngân hàng. Chương trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn được bắt đầu từ cuối năm 2011. Giai đoạn đầu tiên thực hiện tái cấu trúc một số Ngân hàng có nguy cơ khủng hoảng về mặt thanh khoản, khắc phục thiếu hụt thanh khoản của toàn hệ thống. Giai đoạn 2 được tiến hành đầu năm 2012 với nội dung chấn chỉnh thị trường tiền tệ liên Ngân hàng, thị trường tín dụng, đặc biệt NHNN đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống cũng như từng nhóm TCTD, đưa ra các chỉ thị về việc cơ cấu lại nợ, xây dựng các chương trình hiện đại hóa các TCTD. Giai đoạn 3 là giai đoạn tái cấu trúc tổ chức và hoạt động, tái cấu trúc lại hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng các dự thảo áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và báo cáo tài sản. Chính phủ cũng chỉ ra quan điểm tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng theo hướng khuyến khích việc M&A các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện. Chính phủ và NHNN Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống TCTD theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị Ngân hàng tiên tiến, phù hợp thông lệ quốc tế. NHNN đã tích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tăng cường an toàn, hiệu quả hoạt động Ngân hàng, thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống TCTD. M&A NHTM được xem như một phương án khả thi được lựa chọn nhằm tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng. Chính phủ cũng đã chỉ ra quan điểm tái cơ cấu theo hướng khuyến khích các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, hình thành nên những Ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 63 - 69)

w