Số lượng Ngân hàng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 45)

Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các NHTM Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về mặt số lượng với sự đa dạng về sở hữu (nhà nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài), loại hình (Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng chính sách, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài) và quy mô (lớn, vừa và nhỏ/vi mô) đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế. Với sự tăng trưởng nhanh về mặt số lượng đến nay hệ thống các Ngân hàng Thương mại đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có Ngân hàng Thương mại đã xây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống Ngân hàng Thương mại trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Bảng 2-1: Số lượng các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2011 đến 2019 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 NHTM nhà nước 5 5 5 5 7(*) 4 4 4 4 NHTM cổ phần 37 35 35 33 28 31 31 31 31 NHTM liên doanh 5 4 4 4 3 2 2 2 2 NHTM 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 6 13 13 13

Nguồn: Ngân hàng nhà nước (*) Bao gồm 3 NHTMCP được NHNN mua lại 0 đồng (Xây dựng Việt Nam, Dầu khí toàn cầu, Đại Dương)

Sau giai đoạn 2011-2015, số lượng Ngân hàng Thương mại có sự biến động thông qua hoạt động mua bán sáp nhập và việc NHNN kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Hiện nay, hệ thống các TCTD ở Việt Nam gồm các Ngân hàng Thương mại, 2 Ngân hàng chính sách (Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam), Ngân hàng Hợp tác xã, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng (16 Công ty tài chính, 11 Công ty cho thuê tài chính), 3 Tổ chức tài chính vi mô, hơn 1.000 Quỹ tín dụng nhân dân, 51 chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thì với dân số khoảng 90 triệu người, bình quân mỗi Ngân hàng đang phục vụ khoảng 1,06 triệu người.

Từ giai đoạn năm 2017 đến 2019 số lượng các Ngân hàng duy trì ở mức 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 2 NHTM liên doanh và 13 NHTM 100% vốn nước ngoài.

Tốc độ phát triển hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng. Số lượng Ngân hàng nhiều, nhưng quy mô của hầu hết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam là nhỏ hơn so với các Ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Vấn đề tăng hay giảm số lượng Ngân hàng Thương mại trong quá trình tái cơ cấu hiện nay liên quan trực tiếp đến việc việc giải quyết triệt để các khó khăn nội tại của các Ngân hàng Thương mại. Giải quyết được vấn đề này thì số lượng Ngân hàng giảm xuống đến bao nhiêu không quan trọng, mà điều quan trọng là giúp các Ngân hàng mới sau quá trình tái cơ cấu nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh. Nếu các Ngân hàng nhất là Ngân hàng nhỏ đều yếu kém cả về quản trị, thì phải thu hẹp thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại như cách NHNN xử lý thời gian vừa qua là cần thiết để giảm thiểu rủi ro. Nhưng nếu xét dưới góc độ tiềm năng tài khoản Ngân hàng hoạt động theo dân số Việt Nam như hiện nay thì số lượng ngân hàng cũng không phải quá nhiều. Số lượng Ngân hàng Thương mại là bao nhiều phải phù hợp với sự vận động của thị trường một cách tự nhiên chứ không phải bằng sự thúc ép có tính mệnh lệnh hành chính.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 45)

w