Đadạng hóa phương thức mua bán sáp nhập

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 110 - 112)

2025

3.2.4. Đadạng hóa phương thức mua bán sáp nhập

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương thức mua bán sáp nhập khác nhau: phương thức chào thầu, lôi kéo cổ đông bất mãn, thương lượng, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua lại tài sản. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay trên thực tế chỉ mới triển khai phương thức mua bán sáp nhập Ngân hàng là thương lượng, các thương vụ được thực hiện chủ yếu mang tính mệnh lệnh hành chính. Trên thực tế cho thấy trong các văn bản pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về việc thực hiện các phương thức, điều này cũng là hạn chế đối với hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam. Nhận định về quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam cũng như hoạt động mua bán sáp nhập Ngân hàng, ngài Keith Pogson, lãnh đạo Dịch vụ Tài chính EY châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Đầu tư chứng khoán đã cho rằng: “Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng là một vấn đề vô cùng phức tạp, chỉ có thể diễn ra trôi chảy với các yếu tố cơ bản: Một là, hệ thống pháp luật phải mang tính hỗ trợ, cho phép các Ngân hàng tự mua bán, sáp nhập với nhau một cách dễ dàng, gạt bỏ những trở ngại về mặt hành chính và pháp lý; Hai là, các chính sách thuế khuyến khích các nhà băng sáp nhập với nhau hơn là làm tăng các chi phí để ngăn cản quá trình sáp nhập; Ba là, cần tạo ra sự hỗ trợ đối với thị trường vốn và cơ bản là thị trường phải có sự xuất hiện của cả người bán và người mua sẵn sàng tham gia quá trình này”. Rõ ràng, bên cạnh những lợi ích mà M&A mang lại cho các bên tham gia thì nền kinh tế cũng thu được nhiều lợi ích từ hoạt động này như góp phần đa dạng hóa đối tác đầu tư và hình thức đầu tư; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động khi Ngân hàng đang trên bờ vực phá sản và giữ vững hệ thống thị trường Tài chính quốc gia.

hưởng nhờ tiết giảm chi phí, mở rộng thị phần, cải thiện năng lực cạnh tranh. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A là tiền đề quan trọng để giúp cho các tổ chức sau M&A hoạt động hiệu quả, góp phần cải thiện tình hình Tài chính và vị thế của mỗi Ngân hàng. Đối với mỗi thương vụ M&A Ngân hàng Thương mại, sau M&A Ngân hàng sẽ khơi tăng được nguồn vốn và hệ thống khách hàng, tăng khả năng tiếp cận vốn, mở rộng được hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, chia sẻ rủi ro và nâng cao được vị thế cạnh tranh. Mặt khác lợi thế nhờ quy mô cũng giúp các NHTM giảm thiểu sự trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm được chi phí hoạt động và chi phí quản lý, tăng thị phần, tăng cơ hội tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới. Chính vì vậy việc đa dạng các phương thức mua bán sáp nhập sẽ mở ra được nhiều cơ hội hơn cho các NHTM trong việc khai thác những lợi thế sẵn có và sàng lọc bộ máy, tinh giảm nhân sự đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại mới. Thực tiễn cho thấy rằng, ở nhiều nước trên thế giới, có nhiều thương vụ M&A diễn ra do các nhà quản trị Ngân hàng nhận thấy rằng việc cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ Tài chính đa dạng sẽ giúp Ngân hàng nâng cao được khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, áp dụng những công nghệ hiện đại trong hoạt động. Mặt khác, thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng tác động không nhỏ đến sự thành công của một thương vụ M&A Ngân hàng bởi lẽ trong bất cứ hoạt động nào yếu tố lòng tin cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng thì đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng lòng tin là yếu tố giữ chân và thu hút khách hàng, hay nói cách khác thương hiệu của Ngân hàng là một loại tài sản vô giá đối với Ngân hàng, các Ngân hàng thực hiện M&A đối với các Ngân hàng có thế mạnh về thương hiệu sẽ là cơ hội tốt để tăng năng lực cạnh tranh trong thị trường Tài chính Ngân hàng đầy khốc liệt.

Các NHTM cần thận trọng trong việc lựa chọn đối tác và phương thức thực hiện mua bán sáp nhập nhằm có chiến lược phát triển phù hợp. Để có thể làm được điều đó, trong giao dịch M&A Ngân hàng, vai trò của các công ty tư vấn là rất quan trọng góp phần hỗ trợ, tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về tư cách pháp nhân, vấn đề Tài chính, thương hiệu, thị phần, thị trường, kiểm soát tập trung kinh tế, kiểm soát giao dịch cổ phiếu... Hoạt động mua bán sáp nhập cần sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, Tài chính, thương hiệu thực hiện các nhiệm vụ môi giới, tư vấn với các bên tham gia. Do vậy các cấp quản lý

cũng cần đưa ra các điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức tư vấn cho các thương vụ M&A bởi lẽ các tổ chức này có liên quan trực tiếp đến quá trình tiến hành thương vụ. Việc quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với tổ chức tư vấn trong hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho Ngân hàng khi tham gia vào các thương vụ.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 110 - 112)

w