Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 34 - 36)

1.2.2.1. Bối cảnh M&A

Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, Trung Quốc bắt đầu được xem là trụ cột của nền kinh tế toàn cầu. Khi Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế thế giới thì lĩnh vực Tài chính Ngân hàng của Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý nhiều hơn.

Tại Trung Quốc, hệ thống Ngân hàng được tiến hành cải cách trên 2 phương diện: cải cách đối với từng Ngân hàng và cải thiện cơ sở hạ tầng của toàn hệ thống. Trung Quốc cho phép thành lập ra 4 công ty quản lý tài sản (AMC) gồm: Orient, Great Wall, Cinda và Huarong với nhiệm vụ hàng đầu là quản lý và kinh doanh các khoản nợ xấu hòng tối đa hóa giá trị tài sản mua lại. Bằng cách chuyển đổi nợ sang cổ phiếu, các AMC này tham gia tích cực vào quá trình tái cấu trúc khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước với các khoản nợ lớn khó có khả năng thanh toán. Trung Quốc tập trung vào: tư nhân hóa và giảm quy mô; ban hành, đổi mới các quy định điều tiết hoạt động Ngân hàng và tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát; chấp nhận sự hiện diện của các Ngân hàng nước ngoài.

1.2.2.2. Nội dung M&A

Năm 2014, Trung Quốc nới lỏng các hạn chế về sáp nhập, mua lại và hoán đổi tài sản để thúc đẩy thương mại trong chứng khoán.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng cung cấp những dịch vụ tương đối giống nhau dẫn đến kết cục nhiều tài khoản Ngân hàng được mở mà không có giao dịch, lợi nhuận giảm sút, các khoản nợ xấu là xói mòn tài sản của các Ngân hàng. Để cải tổ hệ thống Ngân hàng Trung Quốc thực hiện giảm số lượng các Ngân hàng

Thương mại đồng thời tăng quy mô các TCTD bằng cách thúc đẩy nhanh quá trình mua bán và sáp nhập. Sự hiện diện của các Ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc theo những cam kết WTO đã tạo điều kiện thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đồng thời cũng thúc đẩy nhanh hơn những cải cách trong lĩnh vực Ngân hàng và là tiền đề cho việc thúc đẩy các giao dịch M&A trong lĩnh vực Ngân hàng ở Trung Quốc.

1.2.2.3. Kết quả

Các khoản nợ xấu được xử lý

Trước khi thực hiện cải cách, tỷ lệ nợ xấu ở các Ngân hàng Thương mại lớn ở Trung Quốc rất cao. Chính phủ Trung Quốc đã cho phép thành lập Công ty quản lý tài sản (AMCs) để xử lý nợ xấu của bốn Ngân hàng Thương mại lớn bằng cách như bán tài sản và chuyển nợ thành cổ phần. Sau khi rót vốn và xóa bỏ nợ xấu, bảng tổng kết tài sản của các Ngân hàng này được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn đáng kể và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 cao hơn nhiều. Ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC) xử lý 300 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74 % (2004), ICBC cũng tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%, giúp ICBC lớn mạnh vào vươn tầm ra mua lại một số chi nhánh Ngân hàng Mỹ để mở rộng mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia, kinh doanh Ngân hàng trên đất Mỹ.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào hệ thống Ngân hàng.

Trong chương trình cải cách Ngân hàng của Trung Quốc một bộ phận quan trọng là đẩy mạnh đầu tư chiến lược nước ngoài vào khu vực Ngân hàng. Trung Quốc hy vọng rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực Ngân hàng cần thiết và công nghệ quản trị rủi ro cũng như nguồn vốn cho Trung Quốc. Trong vòng 3 năm thực hiện cải cách, hơn 20 tổ chức tài chính nước ngoài đã thực hiện đầu tư tài sản với tổng giá trị 16 tỷ USD vào Trung Quốc. Riêng năm 2005, Trung Quốc đã thu hút được 14 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào khu vực Ngân hàng.

Phát triển được các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại

Thế mạnh của các Ngân hàng Thương mại Trung Quốc so với các Ngân hàng Thương mại nước ngoài là họ dễ chiếm lòng tin của khách hàng nội địa hơn do vậy họ đã tận dụng lợi thế này để phát triển dịch vụ mới và hiện đại. Xã hội và văn hóa truyền thống Trung

Quốc trở thành một rào cản vô hình ngắn chặn sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài. Thông qua hoạt động M&A Ngân hàng Thương mại, các Ngân hàng Thương mại tại Trung Quốc phát triển được các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại một cách nhanh chóng, mang lại lợi nhuận cho các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w