Những luận điểm chính trong đường lối chính sách của Đảng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 79 - 81)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

4.2.1. Những luận điểm chính trong đường lối chính sách của Đảng và

nước Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn coi vấn đề dân tộc - cụ thể là vấn đề quan hệ bình đẳng giữa các thành phần dân tộc trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam - là một vấn đề hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chính sách ngôn ngữ đối với các DTTS là một bộ phận rất quan trọng. Chính sách ngôn ngữ ở đây có thể hiểu là hệ thống những quan điểm, chủ trương và biện pháp của nhà nước hoặc của một tổ chức chính trị - xã hội nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhất

định vào sự hành chức và phát triển của ngôn ngữ phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và bối cảnh chính trị và kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định nhằm phục vụ cho lợi ích của các giai tầng xã hội mà mình là người đại diện [58, tr.32]

Năm 1935, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương đã nêu rõ: “Các dân tộc… được dùng TMĐ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn

hoá”. Đến năm 1941, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lại nhấn mạnh: “Văn

hoá của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển tồn tại, TMĐ của các dân tộc sẽ

được tự do phát triển tồn tại và được bảo đảm”.

Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện những chủ trương nói trên. Từ đó, chữ Tày - Nùng và chữ Hmông đã chính thức được ban hành và sử dụng trong công tác giáo dục và văn hoá năm 1961. Chữ Thái cũng được cải tiến và sử dụng. Nhưng nhìn chung trong điều kiện khó khăn của đất nước, những kết quả thu được không đều, có nơi còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác (Theo [35]).

Từ năm 1975, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, những chính sách về ngôn ngữ DTTS vẫn tiếp tục được thực hiện. Đặc biệt là Quyết định số 53 - CP của Hội đồng Chính phủ (ngày 22/2/1980) đã nhận định chung về tình hình và kết quả thực hiện chính sách ngôn ngữ của Đảng, đồng thời đưa ra những hướng dẫn, những chỉ thị mới để đẩy mạnh công tác đặc biệt quan trọng này.

Có thể tóm tắt những luận điểm chủ yếu trong chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta như sau:

- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lí quyền mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng của mình, quyền bình đẳng và tự do phát triển của tất cả các ngôn ngữ của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.

- TV (quen gọi là tiếng phổ thông) là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi công dân Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử dụng tiếng và chữ phổ thông.

- Tiếng nói và chữ viết của mỗi DTTS ở Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước, “được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển”.

Có thể khẳng định rằng những chủ trương trên của Đảng và Nhà nước ta đối với ngôn ngữ các DTTS là đúng đắn. Trong suốt 5, 6 thập kỉ qua, công cuộc bảo tồn và phát triển TV và ngôn ngữ các DTTS, cũng như bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, luôn là một bộ phận không tách rời của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (Theo [35]).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)