Kiến của những nhà quản lí và công chứ cở địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 78 - 79)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

4.1. Ý kiến về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở cộng đồng NùngVẻn

4.1.2. kiến của những nhà quản lí và công chứ cở địa phương

Có 4 người làm công tác quản lý tại địa phương tham gia trả lời phỏng vấn bao gồm:

1. Ông Vương Văn Vinh - Chủ tịch xã Nội Thôn.

2. Ông Vương Văn Thảo - Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Hà Quảng. 3. Bà Hoàng Thị Huyền Trang - GV trường PTDTBT THCS Cải Viên. 4. Bà Vương Thị Thọ - Cán bộ văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Hà Quảng. Khi được hỏi về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Nùng Vẻn, hầu hết có xu hướng đánh giá khả năng dùng TV và TMĐ của lớp trẻ người Nùng Vẻn là ở mức độ “tốt”, chỉ một vài người lớn tuổi không biết TV hoặc khả năng TV kém. Người Nùng Vẻn ở độ tuổi từ trung niên trở lên hầu hết biết tiếng Nùng, đồng thời cho biết: “trong giao tiếp giữa cán bộ xã với Cán bộ thôn Cả Tiểng sử dụng nhiều tiếng Nùng và tiếng Nùng Vẻn. Bà con người Nùng Vẻn khi đến xã thường rụt rè và nắm bắt vấn đề chậm. Nhiều người chỉ biết nói, không biết viết chữ Quốc ngữ”.

Giữa hai vấn đề bảo tồn TMĐ hoặc nâng cao năng lực TV cho người Nùng Vẻn, những người làm cán bộ quản lý cho rằng việc nâng cao năng lực TV ở nhóm người này cần ưu tiên trước hết. Họ nhận định TMĐ của người Nùng Vẻn không thể mất đi, bởi ngôn ngữ đầu tiên của người Nùng Vẻn là TMĐ. Nhưng khả năng TV của họ, nếu không kịp thời nâng cao sẽ khiến khả năng tiếp nhận tri thức kinh tế, văn hóa, xã hội của người Nùng Vẻn bị hạn chế; kéo theo đó là nhiều hệ lụy về dân trí thấp và đói nghèo...

Theo các cán bộ quản lý, việc nâng cao năng lực TV ở nhóm người Nùng Vẻn trong độ tuổi học đường là vấn đề khả thi. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khó đối với những người trên độ tuổi học đường; không có cách nào tốt hơn việc bản thân họ tự ý thức tầm quan trọng của chữ Quốc ngữ và có ham muốn cố gắng.

Kết quả giáo dục báo cáo hàng năm cũng cho thấy thành tích học tập của HS Nùng Vẻn còn chưa cao, mà một phần nguyên nhân bởi khả năng TV ở những đối tượng này còn hạn chế. Đây là vấn đề trăn trở của ban lãnh đạo và những người làm công tác giáo dục của địa phương. Trong nhiều cuộc họp với GV các trường, lãnh đạo xã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao năng lực TV cho đối tượng HS người Nùng Vẻn.

Trước tình hình thực tế như trên, những người làm công tác lãnh đạo cũng đưa ra phương án nhằm nâng cao năng lực TV ở người Nùng Vẻn như sau:

- Sử dụng TMĐ của HS để hỗ trợ thêm ở các lớp đầu bậc TH.

- Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển để bố mẹ có điều kiện về kinh tế cũng như thời gian quan tâm đúng mức đến việc học của con.

- Thường xuyên tổ chức những chương trình ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp để HS có thêm cơ hội được giao tiếp TV trong những môi trường thực tế, sinh động.

- Đối với những người ở độ tuổi trung niên và người già, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những người trong gia đình bằng việc sử dụng TV trong giao tiếp nhiều hơn.

4.2. Phương hướng và những biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)