Truyền thông ở vùng đồng bào các DTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 28 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.1.7. Truyền thông ở vùng đồng bào các DTTS

Truyền thông ở vùng DTTS (gọi tắt là “truyền thông DTTS”) được xem là một bộ phận quan trọng của truyền thông quốc gia. Cùng với những chương trình như xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, giúp ngời dân định canh định cư và ổn định cuộc sống..., truyền thông DTTS cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững cho cộng đồng DTTS nói chung.

Có thể hiểu truyền thông DTTS là việc làm truyền thông (báo chí, truyền hình, phát thanh) cho đối tượng chuyên biệt là đồng bào DTTS. Với cách hiểu như trên, chúng ta cần phải xác định khái niệm đối tượng (công chúng) chuyên biệt. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược cũng như đưa ra những giải pháp nghiệp vụ cho việc làm truyền thông hướng vào những đối tượng chuyên biệt (Theo [34]).

Về cơ sở ngôn ngữ của truyền thông DTTS, chúng tôi xin được trích dẫn lại quan điểm ngắn gọn và toàn diện như sau:

- Về quan hệ cội nguồn và loại hình, sự gần gũi giữa các ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa TV và tiếng DTTS đồng thời tăng cường vai trò của TV.

- Người Kinh có số dân chiếm gần tuyệt đối. TV là ngôn ngữ quốc gia, có số lượng người nói chiếm 87%. Điều này tạo điều kiện thuận lợi phát huy vị thế của TV.

- Phân bố đan xen là hiện tượng phổ biến của tất cả cộng đồng thuộc các ngôn ngữ ở các khu vực ở nước ta.

- Chức năng xã hội của một ngôn ngữ cụ thể: là tiêu chí quan trọng để đánh giá vị thế của một ngôn ngữ và là nhân tố quan trọng trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ DTTS.

- TV là ngôn ngữ chung, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế phát triển song ngữ / đa ngữ, trong đó hình thức phổ biến là song ngữ dân tộc - Việt… và đẩy mạnh xu thế thống hợp, quy tụ…

- Sự tác động có ý thức của xã hội vào đời sống ngôn ngữ, mà biểu hiện tập trung là chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta.

Điều tra về năng lực ngôn ngữ truyền thông là một trong những nhiệm vụ của đề tài luận văn. Thực hiện tốt nhiệm vụ này giúp luận văn nhìn nhận toàn diện hơn về cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn để từ đó có những ý kiến nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục tồn tại đối với hoạt động truyền thông DTTS ở khía cạnh ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)