Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 37 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngườ

Vẻn qua quan sát

Qua quan sát thực tế, có 4 ngôn ngữ được người Nùng Vẻn sử dụng trong giao tiếp hằng ngày là: TMĐ, TV, tiếng Nùng, tiếng Tày. Ứng với mỗi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, người Nùng Vẻn lại ưu tiên sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, khi giao tiếp với người thân trong gia đình hoặc những giao tiếp mang tính chất nội bộ nhóm người như: họp trong làng hay sinh hoạt văn hóa văn nghệ, người Nùng Vẻn thường ưu tiên sử dụng TMĐ. Chỉ có một vài trường hợp ưu tiên sử dụng TV khi giao tiếp với con cái trong gia đình. Đối với những giao tiếp ngoài xã hội của người Nùng Vẻn, TV được xem là ngôn ngữ chủ đạo; tiếng Tày và tiếng Nùng lúc này giữ vai trò bổ trợ cho TMĐ.

Khả năng sử dụng những ngôn ngữ khác nhau ở người Nùng Vẻn là không đồng đều. Người Nùng Vẻn thường ưu tiên nhiều hơn cho TV và TMĐ. Khả năng sử dụng tiếng Nùng và tiếng Tày thường có ở những người trong hoặc trên độ tuổi trung niên. Rất ít người Nùng Vẻn chỉ biết sử dụng một ngôn ngữ (TMĐ).

Trẻ em Nùng Vẻn khi vui chơi với nhau đều giao tiếp bằng TMĐ. Trong xu thế mai một ngôn ngữ của nhiều nhóm người DTTS hiện nay thì đây là tín hiệu đáng mừng cho việc giữ gìn và phát triển TMĐ của người Nùng Vẻn. Tuy vậy, một bộ phận người Nùng Vẻn ở độ tuổi dưới 26 có cách phát âm một số từ ngữ khác những người ở nhóm tuổi cao hơn

Để thấy nhận diện tình hình và năng lực sử dụng ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn một cách toàn diện và hệ thống hơn, luận văn đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi, kết quả như sau:

2.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn qua các bảng hỏi Vẻn qua các bảng hỏi

2.3.2.1. Số lượng các ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn và vai trò của các ngôn ngữ

Kết quả khảo sát số lượng các ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn và vai trò của các ngôn ngữ được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn Ngôn ngữ Hoàn cảnh Nùng Vẻn Việt Nùng Vẻn - Việt Nùng Vẻn - Nùng Nùng Vẻn - Việt - Nùng Việt - Nùng Nùng- Tày Trong gia đình Với bố mẹ 149 (95,5%) 7 (4.5%) Với vợ/ chồng 128 (100%) Với con 115 (89.8%) 13 (10.2%) Với khách là người NV 156 (100%) Với khách là người Kinh 151 (96.8%) Với khách là người dân tộc khác 107 (68.6%) 36 (23.1%) 13 (8.3%) Cầu cúng 156 (100%) Ngoài xã hội Ở chợ 20 (12.8%) 20 (12.8%) 34 (21.8%) 54 (34.6%) 20 (12.8%) 8 (5.2%) Họp trong làng 149 (95.5%) 7 (4.5%) Họp ở UBND xã, huyện 75 (48%) 27 (17.3%) 40 (25.6%) 7 (4.5%) 7 (4.5%) Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 68 (43.6%) 27 (17.3%) 61 (39.1%)

Ghi chú: Có 128/156 người được hỏi đã kết hôn, tỉ lệ phần trăm được tính theo con số này.

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy có 4 ngôn ngữ được người Nùng Vẻn sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày là: TMĐ, TV, tiếng Nùng, tiếng Tày. Kết quả này trùng khớp với kết quả những quan sát ban đầu ở trên.

Tuy nhiên, vai trò của những ngôn ngữ này trong đời sống của người Nùng Vẻn là không giống nhau. Có thể thấy được tình hình sử dụng và lý giải về mức độ sử dụng những ngôn ngữ khác nhau này ở người Nùng Vẻn trong từng hoàn cảnh giao tiếp, cụ thể như sau:

Trong giao tiếp gia đình của người Nùng Vẻn, TMĐ là ngôn ngữ đắc dụng. Có hai trường hợp mà người Nùng Vẻn sử dụng hoàn toàn TMĐ là: trong giao tiếp với bố mẹ (156/156) và trong giao tiếp với vợ/chồng (128/128). Trong tình huống giao tiếp với con cái, TV đóng vai trò phụ trợ, được người Nùng Vẻn sử dụng đan xen với TMĐ. Có 115/128 (89.8%) người ở trạng thái đơn ngữ TMĐ, 13/128 (10.2%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - TV khi giao tiếp với đối tượng này. Như vậy, ở tình huống giao tiếp gia đình, người Nùng Vẻn ưu tiên sử dụng ngôn ngữ của họ, đặc biệt là trong giao tiếp với người lớn tuổi hơn (như bố, mẹ..) và trong giao tiếp với những người ngang hàng (như vợ/chồng...). Ban đầu, con số 100% người Nùng Vẻn sử dụng TMĐ trong giao tiếp với vợ/chồng đã khiến chúng tôi phải đặt câu hỏi về kết quả điều tra. Nhưng những thắc mắc của chúng tôi đã được giải đáp bởi thực tế hôn nhân tại địa phương, rằng người Nùng Vẻn hầu hết kết hôn đồng tộc; những người đàn ông Nùng Vẻn chia sẻ với chúng tôi rằng: “Con gái ở đâu về làm dâu bản này thì cũng biết

tiếng Vẻn hết, chúng nó tự học được nhanh thôi”. Nhưng trong giao tiếp với con

cái, một bộ phận nhỏ người Nùng Vẻn lựa chọn sử dụng TV làm ngôn ngữ phụ trợ cho TMĐ. Theo điều tra của chúng tôi, hiện tượng này hấu hết xuất hiện ở những cá nhân đang có con là HS đang đi học hoặc sắp đi học bậc TH. Việc sử dụng TV trong giao tiếp gia đình được những ông bố, bà mẹ người Nùng Vẻn coi là một cách rèn luyện TV giai đoạn tiền học đường, giúp con em họ bớt khó khăn khi tiếp nhận tri thức được truyền tải bằng TV ở trường.

Trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nội bộ dân tộc khác như: cầu cúng hoặc giao tiếp với khách là người Nùng Vẻn, 100% người Nùng Vẻn ở trạng thái đơn ngữ TMĐ. Nhưng trong giao tiếp với khách là người Kinh, tỉ lệ dùng TV lại vượt trội khi có 151/156 (96.8%) người lựa chọn ngôn ngữ này làm công cụ giao tiếp. 3.2% không lựa chọn sử dụng TV trong tình huống giao tiếp này đều chỉ biết TMĐ. Với đối tượng khách không phải người dân tộc mình, không phải người Kinh, đa số người Nùng Vẻn vẫn lựa chọn sử dụng TV (68.6%); số ít sử dụng song ngữ Việt - Nùng hoặc Nùng - Tày, con số lần lượt là 36/156 (23.1%) và 13/156 (8.3%).

Khi giao tiếp bên ngoài xã hội, tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Nùng Vẻn nhìn chung phức tạp hơn. Do môi trường và chủ đề giao tiếp được mở rộng, đối tượng giao tiếp thuộc nhiều dân tộc khác nhau nên việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ cũng cần linh hoạt để đạt hiệu quả giao tiếp tối ưu. Chẳng hạn, trong giao tiếp ở chợ, có 20/156 (12.8%) người ở trạng thái đơn ngữ TMĐ, 34/156 (21.8%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - TV, 54/156 (34.6%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - tiếng Nùng, 20/156(12.8%) người ở trạng thái đa ngữ TMĐ - TV - tiếng Nùng, 8/156 (5.2%) người ở trạng thái song ngữ TV - tiếng Nùng và 20/15 (12.8%) người ở trạng thái đơn ngữ TV. Khi nói trong các cuộc họp ở Ủy ban nhân dân xã, 75/156 (48%) người ở trạng thái đơn ngữ TV, 27/156 (17.3%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - TV, 40/156 (25.6%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - tiếng Nùng, 7/156 (4.5%) người ở trạng thái đa ngữ TMĐ - TV - tiếng Nùng, 7/156 (4.5%) người ở trạng thái song ngữ TV - tiếng Nùng, không có người nào ở trạng thái đơn ngữ TMĐ. Những con số thống kê vừa nêu cho thấy trạng thái ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn trong hai tình huống giao tiếp trên là rất đa dạng. Ở hai tình huống giao tiếp này, TMĐ không còn chiếm ưu thế như khi “nói với những người trong gia đình” mà ngược lại bị lép vế trước TV và ngôn ngữ vùng có vị thế cao hơn là tiếng Nùng. Trong một vài tình huống giao tiếp mà người Nùng Vẻn ở trạng thái song ngữ TMĐ - TV/Tày/Nùng thì tần số xuất hiện của TMĐ, theo quan sát là rất ít.

Ở tình huống giao tiếp “nói khi họp trong làng” và “sinh hoạt văn hóa văn nghệ” thì vai trò của TMĐ lại được khẳng định, kết quả khảo sát lần lượt là: 149/156 (95.5%) người sử dụng TMĐ khi họp trong làng và 68/156 (43.6%) người sử dụng khi sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Những người thực hiện luận văn cho rằng, mặc dù là giao tiếp ngoài xã hội nhưng cả hai tình huống giao tiếp vừa nêu đều có phạm vi tương đối hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu là những người đồng tộc. Hơn nữa trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ, chất liệu ngôn ngữ dân gian là yếu tố cần được khẳng định và bảo tồn. Vì vậy, ở hai tình huống giao tiếp này, TMĐ được đề cao.

Cũng trong hai tình huống giao tiếp này,người Nùng Vẻn sử dụng TV làm ngôn ngữ phụ trợ cho TMĐ. Có 7/156 (4.5%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - TV khi nói trong các cuộc họp của làng bản; 27/156 (17.3%) người ở trạng thái đơn ngữ TV và 61/156 (39.1%) người ở trạng thái song ngữ TMĐ - TV khi sinh hoạt văn hóa văn nghệ.

Số lượng người nói mỗi ngôn ngữ và tỉ lệ phần trăm được thống kê ở trên đã cho thấy vai trò của mỗi ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh giao tiếp. Đối với người Nùng Vẻn hiện nay, TMĐ và TV là hai ngôn ngữ đắc dụng. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của tiếng Nùng và tiếng Tày, đặc biệt là trong những giao tiếp ngoài xã hội.

Trên cơ sở xác định số lượng và vai trò của các ngôn ngữ được người Nùng Vẻn sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, luận văn sẽ tiếp tục tìm hiểu về năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn qua bảng hỏi.

2.3.2.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn

Để đánh giá khả năng ngôn ngữ của người Nùng Vẻn, luận văn đã đưa ra phương án điều tra như sau:

Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn được đánh giá theo 5 mức độ, bao gồm: (1) Nghe không hiểu, không nói được, không biết chữ

(3) Nghe, nói được những chủ đề hàng ngày, không biết chữ (4) Nghe nói thạo, không biết chữ

(5) Nghe nói thạo, biết chữ.

Về năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, luận văn sử dụng phương pháp đánh giá chủ quan bằng cách cho người dân tự đánh giá khả năng ngôn ngữ của họ, kết hợp với đánh giá khách quan thông qua việc quan sát hoạt động ngôn ngữ ở những đối tượng người được khảo sát.

Về năng lực ngôn ngữ viết, luận văn sử dụng phương pháp đánh giá chủ quan để đối tượng người được khảo sát tự đánh giá về khả năng “biết chữ” hay

“không biết chữ”. Với những người tự nhận “biết chữ”, luận văn tiến hành kiểm

tra nhanh bằng cách đề nghị họ đọc một đoạn văn bản bất kỳ và viết một vài câu đơn giản. Những người dân có khả năng đọc viết từ đơn giản đến thành thạo được gộp vào nhóm “biết chữ” để phân biệt với nhóm người “không biết chữ”.

a, Với phương án điều tra như trên, luận văn đã thu được kết quả về năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn như sau:

Bảng 2.2: Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn Khả năng

Ngôn ngữ

Tiếng

Nùng Vẻn TV Tiếng khác

Nghe không hiểu, không nói được, không biết chữ

5 (3,2%)

89 (57,1%) Nghe, nói được những câu đơn

giản (chào hỏi, tên tuổi...), không biết chữ

4 (2,6%)

5 (3,2%) Nghe, nói được những chủ đề

hàng ngày, không biết chữ

7 (4,5%)

4 (2,6%) Nghe nói thạo, không biết chữ 156

(100%)

16 (10,3%)

58 (37,4%)

Nghe nói thạo, biết chữ 124

Nhận xét:

1/ Về năng lực TMĐ, 100% người Nùng Vẻn được khảo sát đều nghe nói thành thạo. Điều này xuất phát từ việc hầu hết người Nùng Vẻn kết hôn đồng tộc, phần rất ít những cặp vợ chồng không đồng tộc thì sau 1 đến 2 năm chung sống tại bản Cả Tiểng đều có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Vẻn (như trên đã phân tích). Bởi vậy, đối với người Vẻn, ngôn ngữ đầu tiên họ được tiếp xúc và có thể sử dụng là TMĐ chứ không phải TV. Đồng thời, 100% số người trong phạm vi khảo sát ở trạng thái không biết chữ Vẻn, sở dĩ bởi nhóm người này không có chữ viết riêng. Theo lời kể của người dân địa phương, cũng bởi người Vẻn không có chữ viết riêng nên nghề “mo Vẻn” bị thất truyền. Người Vẻn có hàng trăm bài cúng dài dằng dặc như: mo làm nhà, mo dựng miếu, mo đuổi quỷ, mo tang... Bởi vậy mà việc học mo theo hình thức truyền khẩu rất khó khăn, đòi hỏi người học phải đủ kiên trì và nhập tâm để nhớ từng câu từng chữ, phải mất hàng chục năm mới học xong. “Lúc trước có ông Vương Văn Quán làm mo Vẻn, bây giờ ông Quán mất rồi, không ai đủ kiên trì để học nên người Vẻn không còn thầy mo. Giá mà có cái chữ để ghi lại thì có khi còn có người giữ

được nghề”. Những chia sẻ này phần nào cho thấy sự ảnh hưởng của chữ viết

đến sức sống của một ngôn ngữ nói chung.

2/ Về năng lực TV, có 151/156 (96.8%) số người được khảo sát biết TV; hay nói cách khác, có 5/156 (3/2%) số người được khảo sát chỉ biết TMĐ. Trạng thái đơn ngữ TMĐ này xuất hiện ở những người phụ nữ trên 60 tuổi. Được biết những người phụ nữ này đều không có học vấn, làm nông nghiệp, thường không ra khỏi bản và ít tiếp xúc với người Kinh. Mức độ biết TV ở các đối tượng được khảo sát cũng không đồng nhất: có 4/156 (2.6%) người nghe, nói được những câu đơn giản (chào hỏi, tên tuổi...), không biết chữ; 7/156 (4.5%) người nghe, nói được những chủ đề hàng ngày, không biết chữ; 16/156 (10.3%) người nghe nói thạo, không biết chữ; 124/156 (79.4%) người nghe nói thạo, biết chữ. Những con số này giúp nhận thức được một vài thực tế như sau:

2.1/ Có 17,4% người dân không biết chữ, tỉ lệ này chưa bao gồm 3.2% người dân không biết TV. Ngay cả kĩ năng nghe - nói ở những đối tượng biết TV cũng còn hạn chế: 7.1% không thể nghe - nói thành thạo. Thực tế này, một mặt cho thấy một bộ phận người Nùng Vẻn ít được tiếp xúc với TV, mặt khác cho thấy việc thực hiện xóa mù chữ tại địa phương chưa đến đích. Tuy nhiên, tỉ lệ 79.4% người dân biết chữ đã phần nào cho thấy những nỗ lực trong công tác giáo dục tại một xã nghèo như Nội Thôn.

2.2/ Mặc dù chỉ có 27/156 (17.3%) người được khảo sát tự nhận không đi học nhưng lại có 32/156 (20.5%) người không biết chữ. Điều này cho thấy vẫn còn những người dân thuộc đối tượng tái mù. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát ở 156 người. Nếu có điều kiện để khảo sát ở phạm vi rộng hơn, số người tái mù chữ có thể sẽ chưa dừng lại ở con số đã nêu.

3/ Về năng lực sử dụng ngôn ngữ khác như tiếng Nùng, tiếng Tày; 100% số người được khảo sát không biết chữ. Tỉ lệ người nghe nói thành thạo ngôn ngữ khác là 37.1%. Nhiều người Vẻn có khả năng sử dụng ngôn ngữ khác là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp thực tế của họ.

Ngoài giao tiếp với những người đồng tộc trong phạm vi làng bản, người Nùng Vẻn cũng thường xuyên tiếp xúc với những người tại các bản lân cận như: Pác Hoan, Lũng Chuống, Lũng Rì, Lũng Rại... Người dân sinh sống tại những những bản lân cận Cả Tiểng nói riêng và trong địa bàn xã nói chung phần lớn là người Nùng. Số ít những người không phải người Nùng, hầu như cũng có thể sử dụng tiếng Nùng trong giao tiếp. Một bộ phận người Nùng Vẻn cũng thường xuyên giao tiếp với người Nùng tại các xã Vân An, Tổng Cọt, Thượng Thôn, Nặm Nhũng. Người Nùng sinh sống tại địa bàn các xã vừa nêu tự nhận mình thuộc các nhóm Nùng Inh/Nùng Lòi/Nùng Khen Lài/Nùng An/Nùng Giang; sử dụng một ngôn ngữ chung là tiếng Nùng. Hơn nữa, địa bàn xã Nội Thôn không có chợ. Người dân ba xã Nội Thôn, Tổng Cọt, Vân An có một “chợ chung”, 5 ngày 1 phiên, họp tại địa bàn xã Tổng Cọt. Vì vậy, tiếng Nùng còn được người Vẻn sử dụng khi trao đổi mua bán tại chợ - một hoạt động thường xuyên và là nhu cầu tất yếu của con người trong xã hội hiện đại.

Như vậy, 96.8% người Nùng Vẻn biết TV và TMĐ. Đây là hai ngôn ngữ được người Nùng Vẻn sử dụng phổ biến trong các hoạt động giao tiếp khác nhau, từ giao tiếp trong gia đình đến ngoài xã hội. Năng lực đối với hai ngôn ngữ này,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 37 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)