Vấn đề giáo dục ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 27 - 28)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.1.6. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc và gần 100 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi cộng đồng DTTS đều có tiếng nói riêng và sử dụng TV làm ngôn ngữ toàn dân.

Trước áp lực của những ngôn ngữ vùng có vị thế cao hơn và TV, nhiều cộng đồng DTTS đang đứng trước nguy cơ mai một về ngôn ngữ. Giáo dục thế nào để đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí, đồng thời bảo tồn và phát triển vốn văn hóa truyền thống của các DTTS trong đó có ngôn ngữ của họ là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục.

Theo cách hiểu chung nhất, “giáo dục” là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy có được những phẩm chất hoặc năng lực theo yêu cầu nhất định. Như vậy, giáo dục ngôn ngữ có thể được hiểu là hoạt động của người dạy tác động tới người học nhằm làm cho người học có được một năng lực ngôn ngữ nhất định [50].

Trong bài viết về Giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các DTTS Việt Nam, tác giả Tạ Văn Thông [50] đã đưa ra một số mô hình giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các DTTS như sau:

Mô hình thứ nhất - “giáo dục thả nổi”: HS DTTS (có TMĐ không phải là TV) và HS người Kinh (có TMĐ là TV) đều chỉ được giáo dục bằng một cách : dạy - học TV và dạy - học bằng TV.

Mô hình thứ hai - dạy và học “bơi” trong TV lúc ban đầu trước khi “thả nổi”: dạy tập nói TV cho HS DTTS trước khi vào TH, trong các lớp Mẫu Giáo, bằng cách làm quen với các từ ngữ, câu... của TV, có thể với sự trợ giúp “có chừng mực” của TMĐ của HS.

Mô hình thứ ba - dạy - học TMĐ và bằng TMĐ của HS trước, sau đó chuyển dần sang dạy - học TV và bằng TV, còn TMĐ của HS lùi xuống vị trí là một môn học.

Mô hình thứ tư - bắt đầu dạy - học TV và bằng TV, TMĐ của HS chỉ được dạy - học như một môn học (có thể ở giai đoạn bất kì trong từng cấp học).

Trước tình hình sử dụng ngôn ngữ của HS Nùng Vẻn ở Nội Thôn - Hà Quảng - Cao Bằng, luận văn mong muốn hướng tới một trạng thái đa ngữ có văn hóa cho đồng bào dân tộc nơi đây, đồng thời chỉ ra một mô hình giáo dục có hiệu quả, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ tại cộng đồng Nùng Vẻn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)