Kiến của người NùngVẻn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 73 - 78)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

4.1. Ý kiến về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở cộng đồng NùngVẻn

4.1.1. kiến của người NùngVẻn

4.1.1.1. Ý kiến về ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày

1/ Khi được hỏi về nguyện vọng “Anh/chịthích dùng ngôn ngữ nào trong những trường hợp sau: nói chuyện trong gia đình; nói chuyện với tổ tiên; nói ở

nơi công cộng; nói ở UBND xã, huyện; sinh hoạt văn hóa văn nghệ?” phần lớn

người Nùng Vẻn có câu trả lời rõ ràng rằng: chỉ thích sử dụng TMĐ và TV trong sinh hoạt hằng ngày. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thái độ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn Ngôn ngữ Hoàn cảnh giao tiếp Tiếng Nùng Vẻn TV Tiếng Nùng Vẻn - TV

Nói chuyện trong gia đình 143 (91.7%) 13 (8.3%) Nói ở nơi công cộng 20 (12.8%) 136

(87.2%)

Nói ở UBND xã, huyện 103

(82.4%) 22 (17.6%) Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 61 (63.5%) 35 (36.5%)

(Ghi chú: Trong số những người được hỏi, có 125/156 người đưa ra câu trả lời cho tình huống nói ở UBND xã, huyện; 96/156 người đưa ra câu trả lời cho tình huống sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Tỉ lệ phần trăm được tính theo con số này)

Nhận xét:

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết người Nùng Vẻn (91.7%) thích sử dụng TMĐ khi nói chuyện trong gia đình; những người khác thích sử dụng đồng thời

TV và TMĐ. Phần ít những người thích sử dụng đồng thời TV và TMĐ trong giao tiếp gia đình đều có con là HS TH hoặc đang trong độ tuổi tiền học đường. Trong những hoàn cảnh giao tiếp khác như nói ở nơi công cộng và nói ở UBND xã, huyện thì TV lại chiếm ưu thế: (87.2%) thích dùng ngôn ngữ này ở nơi công cộng, (82.4%) thích sử dụng khi nói ở UBND xã, huyện. Trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ, lựa chọn ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn lại có sự khác biệt theo độ tuổi. Một bộ phận người Nùng Vẻn trẻ tuổi thích sử dụng TV trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ, bởi họ thấy những bài hát TV hay, mới mẻ. Bộ phận khác là những người lớn tuổi hơn lại thích sử dụng TMĐ, bởi họ cho rằng những bài hát truyền thống ý nghĩa và cần được lưu truyền.

2/ Về ý kiến trong vấn đề liên quan đến hôn nhân, luận văn đã đưa ra hai câu hỏi để khảo sát là:

(1) Khi lựa chọn bạn đời, việc đối tượng bạn đang tìm hiểu có biết hay không biết tiếng Nùng Vẻn có ảnh hưởng đến quyết định của bạn không?

(2) Nếu đối tượng kết hôn của con ông/bà không biết tiếng Nùng Vẻn thì ông/bà nghĩ sao?

Đối với câu hỏi số (1), chúng tôi lựa chọn khảo sát ở 30 người có độ tuổi trên 20 và chưa kết hôn. Câu hỏi số (2) dành cho 30 người ở độ tuổi trung niên, đã kết hôn và có con.

Bảng 4.2. Thái độ ngôn ngữ trong vấn đề liên quan đến hôn nhân Câu hỏi Thái độ

(1)

Có 2 (6.7%)

Không 28 (93.3%)

(2)

Bình thường, không quan trọng 26 (86.7%) Không thích nhưng vẫn đồng ý 4 (13.3%) Không đồng ý

Nhận xét

Với câu hỏi (1), 93.3% cho biết việc đối tượng kết hôn biết hay không biết tiếng Nùng Vẻn không ảnh hưởng tới quyết định của họ, 6.7% cho biết có ảnh hưởng. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng này không xuất phát từ ý thức tự giác của người Nùng Vẻn mà bởi

“bố mẹ không thích”. Ở câu hỏi số (2), 86.7% phụ huynh cho rằng đó là

việc bình thường, không quan trọng; 13.3% không thích nhưng vẫn đồng ý cho con mình kết hôn. Như vậy, việc đối tượng kết hôn của bản thân/của con mình có nói được tiếng Vẻn hay không không phải là yếu tố chi phối nhiều đến quyết định của họ.

4.1.1.2. Ý kiến về việc sử dụng ngôn ngữ trong trường học

Đối với câu hỏi: “Theo ông/bà, thầy cô ở trường sử dụng ngôn ngữ nào khi dạy cho HS Nùng Vẻn thì sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, có 98 người đưa ra câu trả lời, kết quả như sau:

Bảng 4.3. Ý kiến về việc sử dụng ngôn ngữ trong trường học ở người Nùng Vẻn

Ngôn ngữ TV TV - TMĐ

6 (6.1%) 92 (93.9%)

Nhận xét:

Hầu hết những người đưa ra câu trả lời đều cho rằng nên sử dụng đồng thời TV và TMĐ trong dạy học ở trường (93.9%). Họ cho rằng nếu được học văn hóa bằng cả TV và TMĐ, con/cháu họ sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn; đồng thời, khi TMĐ được đưa vào một môi trường giáo dục quy củ, HS Nùng Vẻn sẽ cảm thấy tự hào và yêu tiếng mình hơn. Có (6.1%) cho rằng chỉ nên dạy học bằng TV, bởi mong muốn những đưa trẻ Nùng Vẻn khi lớn sẽ thoát ly, vì vậy cần thành thạo TV để tiếp tục học cao hơn. Số khác đưa ra ý kiến này bởi không có thời gian dạy con/cháu TV ở nhà nên muốn tối đa hóa thời gian học TV ở trường.

4.1.1.3. Ý kiến về việc sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông

Trong truyền thông, mặc dù 100% người Nùng Vẻn sử dụng TV đối với các loại hình ti vi, loa phát thanh, sách báo. Tuy nhiên, kết quả điều tra thái độ của họ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông lại có khác biệt lớn so với tình hình sử dụng. Khi được hỏi “Ông/ bà thích dùng tiếng nào khi tiếp nhận các

loại hình truyền thông dưới đây?”, có 148 người đưa ra câu trả lời, tất cả đều

mong muốn được tiếp nhận truyền thông bằng TMĐ. Một vài người Nùng Vẻn cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy làng Cả Tiểng hay nghe được tiếng Cả

Tiểng ở ti vi. Nếu có, chúng tôi sẽ rất phấn khởi.”. Một vài người tỏ ra băn khoăn

giữa việc lựa chọn TV và TMĐ, bởi họ cho rằng truyền thông bằng tiếng Nùng Vẻn đôi khi không truyền tài được hết ý tứ của câu nói TV. Là những người trí thức tiêu biểu của địa phương, họ hiểu rằng TMĐ của người Vẻn đơn giản hơn TV về mọi phương diện. Nhưng cuối cùng, họ vẫn lựa chọn tiếng Nùng Vẻn với hy vọng “truyền thông phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển”.

4.1.1.4. Ý kiến trong việc học chữ

Có hai câu hỏi được đưa ra nhằm khảo sát thái độ ngôn ngữ trong việc học chữ của người Nùng Vẻn là: (1) Người Nùng Vẻn có cần học chữ quốc ngữ

không?; (2) Có cần xây dựng bộ chữ Nùng Vẻn cho người Nùng Vẻn không?;

kết quả như sau:

Bảng 4.4. Ý kiến về việc học chữ ở người Nùng Vẻn Thái độ

Câu hỏi Không

(1) Người Nùng Vẻn có cần học chữ không? 148 (100%) (2) Có cần xây dựng bộ chữ Nùng Vẻn cho người

Nùng Vẻn không?

41 (27.7%)

107 (72.3%)

Ghi chú: Có 148/156 người đưa ra câu trả lời cho hai câu hỏi trên, tỉ lệ phần trăm được tính theo con số này.

Nhận xét:

Tất cả những người đưa ra câu trả lời đều cho rằng người Nùng Vẻn cần học chữ Quốc ngữ. Họ cho rằng việc hiểu chữ quốc ngữ là cách nhanh nhất để có thể lĩnh hội tri thức, đồng thời giao lưu và học hỏi những dân tộc anh em. Đối với việc xây dựng bộ chữ cho người Nùng Vẻn, 27.7% số người trả lời có cần thiết, 72.3% trả lời không. Những người trả lời hầu hết có trình độ học vấn bậc trung học phổ thông trở lên. Lý do họ đưa ra là: muốn bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, muốn được ghi lại những bài cúng hay sáng tác văn học dân gian bằng chữ viết của dân tộc mình. Những người trả lời không lại cho rằng: học chữ Nùng Vẻn xong họ cũng không cần dùng đến, lâu dần sẽ quên; đó là chưa kể tới việc phải tốn nhiều thời gian công sức đi học. Đối với họ, việc học chữ Quốc ngữ sao cho đạt khả năng sử dụng giống người Kinh đã là việc cần nỗ lực rất nhiều.

4.1.1.6. Ý kiến về việc duy trì ngôn ngữ Nùng Vẻn

Thái độ đối với TMĐ giúp có cái nhìn rõ nét, đầy đủ và toàn diện hơn về thái độ của người DTTS với TMĐ. Với câu hỏi: “Ông/bà có muốn dạy tiếng

dân tộc mình cho con cháu không?”, kết quả thu được là: 100% trả lời có.

Trước kết quả khảo sát thực tế này, chúng tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi:

“Ông/bà dạy tiếng dân tộc cho con/cháu mình bằng cách nào?”; gợi ý trả

lời: (1) Nói chuyện hàng ngày, (2) kể chuyện, (3) hát ru, (4) khác.... Kết quả như sau:

Bảng 4.5. Ý kiến về việc duy trì ngôn ngữ dân tộc ở người Nùng Vẻn Nói chuyện hàng ngày Kể chuyện Hát ru Khác

117 (75%) 19 (12.2%) 20 (12.8%)

Như vậy, người Nùng Vẻn thường dạy TMĐ cho con/cháu qua hoạt động giao tiếp hàng ngày (75%) kết hợp với kể chuyện (12.2%). Ngoài ra, họ sử dụng thêm những cách khác như: dạy con cháu cách gọi tên những đồ vật phục vụ sinh hoạt và dụng cụ lao động trong gia đình bằng TMĐ; cho con cháu chơi với những đưa trẻ khác trong xóm để bọn chúng tự học nhau...

Thái độ tích cực của người dân Nùng Vẻn cùng với những biện pháp cụ thể, hiệu quả được đưa ra nhằm duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ đã được ghi nhận bởi thành quả 100% người Nùng Vẻn có thể nghe nói thạo TMĐ. Đây là tín hiệu vui cho việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của nhóm người này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)