Năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS NùngVẻn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 56 - 66)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

3.1. Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường ở HS NùngVẻn

3.1.2. Năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS NùngVẻn

3.1.2.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ qua quan sát

Theo quan sát ban đầu, trạng thái ngôn ngữ ở HS Nùng Vẻn trong đời sống là đa ngữ: tiếng Nùng Vẻn; TV; tiếng Nùng (không phải Nùng Vẻn). Nhìn chung, các em khá linh hoạt trong việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh và mục đích giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, năng lực sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường giữa các HS cũng như năng lực sử dụng những ngôn ngữ khác nhau ở cùng một đối tượng HS là không đồng nhất.

Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã dự một tiết học Ngữ Văn, một tiết học Âm nhạc lớp 6 và một tiết học Thể dục lớp 8 trường THCS Cải Viên. Trong những lớp học này, HS người Nùng Vẻn đã sử dụng TV để giao tiếp với GV. Khi trao đổi hoặc trò chuyện với bạn bè, các em sử dụng linh hoạt TV và TMĐ, số ít sử dụng thêm tiếng Nùng, tùy theo đối tượng giao tiếp. Việc nghe giảng tiếp nhận thông tin và trình bày ý kiến bằng TV của các em còn gặp nhiều khó khăn. HS thường tỏ ra lúng túng khi trao đổi trực tiếp với GV về nội dung bài học.

Trong những hoạt động giao tiếp bên ngoài lớp học, HS Nùng Vẻn khá e dè, không muốn tiếp xúc (nói năng) với người lạ. Hầu hết HS Nùng Vẻn sử dụng TMĐ khi giao tiếp với bạn bè, rất ít sử dụng TV và tiếng Nùng. Nhưng cũng ở môi trường giao tiếp này, khi nói chuyện với GV, các em vẫn sử dụng TV 100%. Ban đầu, chúng tôi đã đưa ra giả thiết để lí giải cho hiện tượng này: Là do “các GV trong trường chỉ nói được TV với HS”. Để chứng thực cho giả thiết, chúng tôi đã nhờ cô Hoàng Thị Huyền Trang tạo tình huống giao tiếp bất ngờ giữa cô với HS Nùng Vẻn để quan sát. Khi cô Trang đưa ra những câu hỏi và trả lời bằng tiếng Nùng và tiếng Nùng Vẻn, thì HS người Nùng Vẻn vẫn chỉ trả lời cô bằng TV.

Như vậy, qua quan sát có thể thấy việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ ở HS Nùng Vẻn thay đổi tùy theo môi trường và đối tượng giao tiếp. TV được sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp tại trường học (trên lớp và với thầy cô giáo). Các em chỉ sử dụng tiếng Nùng Vẻn và tiếng Nùng trong những hoàn cảnh khác. Nhưng năng lực sử dụng TV của HS Nùng Vẻn còn có những hạn chế nhất định, chưa thuần thục như việc sử dụng TMĐ. Tuy nhiên, đây chỉ là những quan sát ban đầu. Để có thể hiểu cụ thể hơn, chúng tôi đã có những điều tra qua bảng hỏi.

3.1.2.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ qua các bảng hỏi

Các bảng hỏi đã được sử dụng hướng đến 3 nội dung:

- Những ngôn ngữ nào được HS Nùng Vẻn sử dụng khi ở trường?

- Năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn theo sự phân biệt về cấp học?

- Năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn theo sự phân biệt về giới tính?

Qua bảng hỏi đã thu được một số kết quả như sau:

a, Các ngôn ngữ được sử dụng ở HS Nùng Vẻn trong giao tiếp với các đối tượng khác nhau

Trong giao tiếp ở trường, 18/21 (85.7%) HS Nùng Vẻn chỉ sử dụng TV và TMĐ; 3/21 (14.3%) sử dụng TV, tiếng Nùng Vẻn và tiếng Nùng. Như vậy, trạng thái ngôn ngữ ở HS Nùng Vẻn chủ yếu là song ngữ.

3/21 (14.3%) HS có thể sử dụng trên hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, cả 3 HS này đều có mẹ là người Nùng. Từ đây có thể thấy môi trường và nhu cầu giao tiếp quyết định trực tiếp đến trạng thái ngôn ngữ của HS Nùng Vẻn. Những HS có bố mẹ đều là người Nùng Vẻn thì có trạng thái song ngữ TV - tiếng Nùng Vẻn. Những HS có bố hoặc mẹ là người Nùng thì có trạng thái đa ngữ TV, tiếng Nùng Vẻn, tiếng Nùng.

Không HS nào ở trạng thái đơn ngữ. Câu hỏi đặt ra là: Có bao nhiêu ngôn ngữ được HS Nùng Vẻn sử dụng trong trường học và những ngôn ngữ đó được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Để giải đáp vấn đề đặt ra, luận văn đã tiến hành điều tra bằng câu hỏi: “Ở trường em thường dùng tiếng nào khi...”, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Các ngôn ngữ được sử dụng ở HS Nùng Vẻn trong giao tiếp với các đối tượng khác nhau

TV Tiếng Nùng Vẻn Tiếng khác

Nói với thầy cô trong giờ học 21 (100%)

Nói với bạn trong giờ học 14 (66.7%) 4 (19.0%) 3 (14.3%) Nói với thầy cô ngoài giờ học 21 (100%)

Nói với bạn ngoài giờ học 1 (4.8%) 18 (85.7%) 2 (9.5%)

Nhận xét:

1/ Kết quả điều tra cho thấy TV là ngôn ngữ chiếm ưu thế giao tiếp trong giờ học của HS Nùng Vẻn. Điều này có thể được lý giải rằng: TV là ngôn ngữ có vị thế

cao hơn và là môn học bắt buộc nên tất cả HS đều phải sử dụng. Hơn nữa, việc HS Nùng Vẻn sử dụng TV trong hầu hết hoạt động ngôn ngữ tại trường được nhiều GV và phụ huynh xem như một cách rèn luyện năng lực TV nhằm tiếp cận tri trức nhanh hơn. Tại môi trường lớp học, 100% HS sử dụng TV khi giao tiếp với thầy cô; 66,7% sử dụng TV, 19.0% sử dụng TMĐ, 14.3% sử dụng ngôn ngữ khác khi giao tiếp với bạn bè.

2/ Trong giao tiếp bên ngoài lớp học, tỉ lệ HS sử dụng TV khi giao tiếp với thầy cô vẫn chiếm 100%. Nhưng khi giao tiếp với bạn bè thì tình thế hoàn toàn đảo ngược: chỉ có 4.3% HS lựa chọn sử dụng TV, 85.7% lựa chọn sử dụng TMĐ và 9.5% lựa chọn ngôn ngữ khác. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, HS Nùng Vẻn tỏ ra nhút nhát trong giao tiếp, kém linh hoạt trong xử lý tình huống và trầm hơn trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các em thường tập trung lại thành một nhóm riêng biệt để trò chuyện, vui chơi, nên phần đa các em sử dụng TMĐ trong giao tiếp ngoài giờ học là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, thầy cô và bạn bè là các đối tượng giao tiếp có vị thế xã hội khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau. Điều này quy định cách ứng xử bằng ngôn ngữ của HS Nùng Vẻn, trong đó có việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ.

3/ Khi giao tiếp với GV (ngoài giờ học và trong giờ học), 100% HS Nùng Vẻn ở trạng thái đơn ngữ TV. Con số này cùng với khả năng nghe hiểu TV trong lớp học và khả năng tiếp nhận xử lý thông tin ngoài lớp học của HS đã cho thấy nguy cơ xảy ra những hạn chế trong quá trình dạy và học, mà nguyên nhân một phần xuất phát từ việc GV không sử dụng được TMĐ của HS.

4/ Khi giao tiếp với bạn bè trong giờ học, 66.7% HS Nùng Vẻn sử dụng TV, 19.0% sử dụng TMĐ, 14.3% sử dụng ngôn ngữ khác. Nhưng khi giao tiếp với cùng một đối tượng này ở môi trường ngoài lớp học, TV không còn chiếm ưu thế (4.8%) mà cùng với ngôn ngữ khác (9.5%) thực hiện vai trò bổ trợ cho TMĐ (85.7%). Những con số này một mặt cho thấy sự thiết tha với TMĐ,

mong muốn được sử dụng TMĐ để phục vụ giao tiếp và lĩnh hội tri thức ở HS Nùng Vẻn; mặt khác lại bộc lộ những hạn chế trong việc sử dụng TV của các em. Rõ ràng đối với các em, nhiều từ TV còn xa lạ, năng lực TV của các em cũng chưa đủ để giãi bày đời sống tâm tư tình cảm phong phú của mình.

Như vậy, ở môi trường giao tiếp trong lớp học hay ngoài lớp học, HS Nùng Vẻn đều ở trạng thái đa ngữ. Khi giao tiếp với thầy cô, trạng thái ngôn ngữ của các em là đơn ngữ TV; nhưng khi giao tiếp với bạn bè, các em lại ở trạng thái đa ngữ với ưu thế thuộc về TMĐ. Trên cơ sở của nhận định này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về khả năng đối với từng ngôn ngữ của các em theo cấp học và theo giới tính. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.

b. Năng lực ngôn ngữ nói trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn theo sự phân biệt về cấp học

Bảng 3.2: Năng lực ngôn ngữ ở HS Nùng Vẻn theo cấp học Cấp

Năng lực TH THCS

TMĐ

Nghe được, nói được 8 (100%) 13 (100%) Nghe được, không biết nói

Biết nói, biết chữ

Biết nói, không biết chữ

TV

Nghe được, nói được 8 (100%) 13 (100%) Nghe được, không biết nói

Biết nói, biết chữ 8 (100%) 13 (100%) Biết nói, không biết chữ

Tiếng khác

Nghe được, nói được 1 (7.7%)

Nghe được, không biết nói 2 (15,4%) Biết nói, biết chữ

Nhận xét:

1/ Về năng lực sử dụng TV, 100% HS ở cả hai cấp học đều có khả năng “nghe được, nói được, biết chữ”. Mặc dù vậy nhưng năng lực sử dụng TV của HS ở hai cấp học này không đồng đều. Dễ dàng nhận thấy HS cấp THCS sử dụng TV thuần thục hơn. Tuy nhiên, con số 100% HS ở cả hai cấp học có thể nghe, nói TV vẫn là con số khá ấn tượng. Nó phần nào cho thấy sự nỗ lực của những người làm công tác giáo dục tại địa phương.

2/ Về năng lực sử dụng TMĐ, 100% HS người Nùng Vẻn có khả năng nghe được nói được. Thậm chí, TMĐ còn là lựa chọn số một của các em khi được giao tiếp trong môi trường tự do với chủ đề tự chọn. Khi được hỏi về “mong muốn thầy cô sử dụng ngôn ngữ nào trong lớp học?”, hầu hết các em đều trả lời “muốn được nghe giảng bằng tiếng Vẻn”. Vẫn biết đây là điều bất khả thi (bởi trong một lớp học, HS thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau) nhưng mong muốn ấy cho thấy TMĐ là ngôn ngữ đắc dụng của HS Nùng Vẻn.

Không có HS nào ở cấp TH có khả năng sử dụng tiếng Nùng trong giao tiếp. Ở cấp THCS, có 3/13 HS (23.1%) có năng lực ngôn ngữ này. Trong đó: 1/13 HS (7.7%) có khả năng nghe được nói được, 2/13 HS (15.4%)nghe được, không biết nói. Hiện tượng khả năng sử dụng tiếng Nùng ở HS TH thấp hơn ở HS THCS, hay năng lực tiếng Nùng ở các HS THCS không đồng đều, theo chúng tôi phụ thuộc vào môi trường sử dụng ngôn ngữ trong gia đình và nhu cầu giao tiếp của HS. Hoàn toàn không thể dựa vào hiện tượng này để đánh giá về chất lượng giảng dạy của GV tại địa phương hay chất lượng học tập của HS Nùng Vẻn.

c. Năng lực ngôn ngữ nói trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn theo giới tính

Theo số liệu điều tra, 100% HS Nùng Vẻn (cả nam và nữ) có khả năng nghe được, nói được TV. Mặc dù vậy, theo quan sát của chúng tôi, năng lực TV ở HS nam và HS nữ là không giống nhau. Ở cấp TH, năng lực TV của HS nữ có phần trội hơn HS nam. Đến bậc THCS, năng lực TV ở HS nam và HS nữ gần như cân bằng, nhưng HS nữ lại có phần e dè hơn trong giao tiếp. Hiện tượng năng lực TV không giống nhau giữa các đối tượng nam và nữ, thậm chí

không giống nhau ở cùng đối tượng HS nữ tại các cấp học khác nhau, theo chúng tôi xuất phát từ những đặc trưng về giới tính. Giới nữ thường tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó hơn giới nam; do vậy ở bậc TH, các em nữ có khả năng học TV tốt hơn. Mặt khác, giới nữ thường phát triển sớm hơn nam giới về mặt tâm sinh lý. Ở độ tuổi HS Trung học cơ cở, giới nữ đã ít nhiều mất đi những hồn nhiên vô tư của tuổi lớp 1 lớp 2. Các em trở nên e dè hơn trong giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp với người lạ. Có thể vì vậy mà khả năng phản xạ khi tiếp nhận thông tin bằng TV của các em không linh hoạt như giới nam.

100% HS (cả nam và nữ) có khả năng nghe nói được TMĐ. Nhu cầu sử dụng TMĐ ở các em, như đã nói là rất cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc bảo tồn và phát triển TMĐ của HS Nùng Vẻn, nhưng lại là thách thức không nhỏ cho thầy cô trong công tác giảng dạy khi năng lực TV của HS Nùng Vẻn thấp hơn mặt bằng chung.

Có 10% HS nam ở trạng thái nghe được, nói được tiếng Nùng 18.2% HS nữ ở trạng thái nghe được, không nói được. Có thể thấy, sự chênh lệch về tỉ lệ người có khả năng sử dụng tiếng Nùng giữa HS nam và HS nữ là không đáng kể. Nhưng xét về năng lực sử dụng thì ở HS nam rõ ràng tốt hơn.

Như vậy, việc tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn qua quan sát và tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn qua các bảng hỏi của chúng tôi cho ra những kết quả giống nhau. Đây là minh chứng rõ ràng nhất để nói rằng HS Nùng Vẻn hoàn toàn ý thức được năng lực ngôn ngữ của mình.

3.1.2.3. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ viết trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn a. Khái quát năng lực viết ở HS Nùng Vẻn

Nếu như trạng thái ngôn ngữ khi giao tiếp bằng lời ở HS Nùng Vẻn là song ngữ (TV - TMĐ) và đa ngữ (TV - TMĐ - tiếng Nùng) thì ở trạng thái ngôn ngữ viết ở HS Nùng Vẻn là đơn ngữ TV. 100% HS sử dụng TV trong bài khảo sát của mình.

Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy chỉ có 2/21 (chiếm tỉ lệ 9.5%) bài viết diễn đạt khá tốt, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; 19/21 bài còn lại mắc phải những lỗi phổ biến này. Chúng tôi đã tổng hợp những lỗi thường gặp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết ở HS Nùng Vẻn (cấp TH và cấp THCS). Cụ thể như sau:

b. Một số lỗi thường gặp trong ngôn ngữ viết ở HS Nùng Vẻn

Kết quả điều tra cho thấy năng lực viết TV ở HS Nùng Vẻn còn bộc lộ nhiều hạn chế: 16/21 (chiếm 76.2%) bài viết của HS mắc lỗi chính tả; 9/21 (42.9%) mắc lỗi dùng từ; 14/21 (66.7%) mắc lỗi đặt câu. Tỉ lệ mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ ở HS cấp TH cao hơn ở cấp THCS. Ở cấp TH có 10/16 (62.5%) HS mắc lỗi chính tả, 5/9 (55.5%) mắc lỗi dùng từ; ở cấp THCS, tỉ lệ HS mắc phải các lỗi này lần lượt là: 6/16 (37.5%), 4/9 (44.4%).

Có 11/14 (78.6%) HS cấp THCS mắc lỗi đặt câu, cao hơn tỉ lệ ở cấp TH là 3/14 (21.4%). Chúng tôi xin được cụ thể hóa những lỗi sai trong bài viết của HS Nùng Vẻn như sau:

- Chính tả:

+ Sai phụ âm đầu: sin tự giới thiệu, nắng trang trang, làng em từ sưa đã

có tiếng này, em rất chích làng em, xâu đắm, các sĩ, dữ chọn vẹn tiếng này,

chời có chút gió nhẹ

+ Sai phần vần: xin chào cái bạn, hơm nay, trường cả tiện nội thân, truiền, xâu đắm, hôn nay

+ Sai thanh điệu: sau nay, muốn trở thành một cậu thụ bóng đá, gió thội

nhẹ, tranh cái

+ Lỗi viết hoa: bắt đầu câu không viết hoa; không viết hoa tên người; không viết hoa tên địa danh: cả tiểng, huyện Quảng; viết hoa tùy tiện: gia

Đình em có 5 thành viên, ước của em là trở Thành Cô giáo để có Thể dạy

- Dùng từ ngữ:

+ Hiểu sai nghĩa của từ dẫn đến diễn đạt thành cụm từ, câu vô nghĩa:làng

em có í nghĩa xâu đắm; làng em rất hiền hậu, xóm em rất là yên bình, không

bao giờ quên được và không tranh cái,...; hôm nay thời tiết hơi lạnh, mà em

mây trong nắng nhẹ; ước mơ sau này lớn lên của em làm các sĩ;

+ Dùng từ sai phong cách chức năng: ở lỗi này, đa phần các em sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong bài viết: khi đá bóng em toàn thấy những

người đá giỏi, ước mơ của em là làm kinh doanh có thật nhiều tiền để hỗ trợ

cho các em vùng cao như các cô chú hôm trước ở Hà Nội lên hỗ trợ cho các

bạn ở xã vùng cao khó khăn như em; em mong sau này em cũng sẽ giới thiệu

và truyền đạt được thứ tiếng dân tộc mình...

- Đặt câu:

+ Lỗi diễn đạt: các em thường biểu đạt những ý không liên quan nhau hoặc chủ ngữ không thống nhất trong một câu. Ví dụ:...em rất chích làng em vì làng em từ xưa đã có tiếng này vì tiếng này đã từ ông bà và bố mẹ đã truiền là từ lúc ông bà chết và ông bà nói đây là vật quý của làng này là làng nùng vẻn không được giao triền cho người lạ và lớp em; Làng em rất hiền hậu, xóm em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)