Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
4.2.2. Những vấn đề đặt ra từ cảnh huống ngôn ngữ ở người NùngVẻn
Trong xu thế mai một ngôn ngữ DTTS hiện nay, tiếng Nùng Vẻn cũng không nằm ngoài quy luật; có thể nhận biết bằng những biểu hiện sau:
- Có số người sử dụng rất ít (khoảng 205 người); phạm vi sử dụng hẹp, chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp gia đình và những giao tiếp mang tính chất nội bộ nhóm người; chịu áp lực từ ngôn ngữ Quốc gia là TV và ngôn ngữ vùng có vị thế cao hơn như tiếng Nùng, tiếng Tày.
- TMĐ không phải là đối tượng, cũng không phải là phương tiện của hoạt động dạy và học trong nhà trường.
- Không được sử dụng trong truyền thông
- Không có chữ viết, không có ngôn ngữ văn học, văn hóa dân gian chỉ được lưu giữ bằng hình thức truyền miệng.
- Mặc dù mong muốn truyền lại TMĐ cho thế hệ sau nhưng kết quả khảo sát về thái độ ngôn ngữ của người Nùng Vẻn trong vấn đề liên quan đến hôn nhân hoặc ngôn ngữ được dạy trong trường học lại cho thấy họ chưa thực sự đề cao TMĐ.
- Những người làm công tác giáo dục và lãnh đạo địa phương luôn coi nâng cao năng lực TV ở nhóm người này là nhiệm vụ trước hết; chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa ở nhóm người này.
Mặc dù TV đã được hầu hết người Nùng Vẻn nhận thức rõ vai trò nhưng vẫn còn tồn tại những cá nhân không nói được TV hoặc khả năng TV chưa thành thạo. Trong khi hệ thống giáo dục tại Việt Nam đều dựa trên một chuẩn chung về kiến thức và kĩ năng, đồng thời sử dụng TV để dạy học thì HS Nùng Vẻn vẫn bộc lộ những hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ này. Việc nâng cao năng lực TV cho HS là động lực thúc đẩy phát triển giáo dục. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực TV ở HS Nùng Vẻn?