Tiếng NùngVẻn ở Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 29 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

1.2. Tiếng NùngVẻn ở Cao Bằng

1.2.1. Các dân tộc anh em và người Nùng Vẻn ở Cao Bằng

1/ Cao Bằng là vùng địa đầu tổ quốc nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333,403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Cao Bằng là nơi ghi dấu của một thời kì lịch sử oai hùng. Hang Pác Bó, suối Lê Nin tại xã Trường Hà huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Khu rừng Trần Hưng Đạo, quần thể khu di tích lịch sử Lam Sơn, khu di tích anh hùng liệt sĩ Kim Đồng...là những điểm khách thập phương muốn ghé thăm như một cách tìm về cội nguồn Cách mạng. Ngoài những di tích lịch sử nổi tiếng, Cao Bằng còn được biết đến với thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao... Đây là những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng.

Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, Cao Bằng còn ấn tượng với những nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc của nhiều dân tộc anh em. Theo thông tin

từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng, hiện có 30 dân tộc cùng sinh sống

Chỉ, Thái, Mường, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Giáy... Trong đó có 8 dân tộc chính, bao gồm: Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Lô Lô, Hmông và dân tộc Hoa, có số dân chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số dân toàn tỉnh.

Hà Quảng là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, diện tích tự nhiên 453km; dân số trên 33 ngàn người, gồm 5 dân tộc chính: Tày, Nùng, H’Mông, Dao và Kinh cùng sinh sống. Toàn huyện có 19 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã, thị trấn vùng thấp và 12 xã vùng cao; có 213 xóm hành chính (tháng 11 năm 2014 đã thành lập thêm 01 xóm Thượng Sơn, thuộc xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng). Các xã vùng cao đường giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong những năm qua công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả đáng khích lệ; việc thực hiện Chương trình Nâng cao chất lượng, tăng cường đưa thông tin văn hóa về cơ sở từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng cao.

Nội Thôn là địa bàn cư trú tương đối tập trung và lâu đời của người Nùng Vẻn. Đây là một xã thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng; phía bắc giáp xã Vân An, xã Cải Viên và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc; phía Đông giáp xã Tổng Cọt, xã Hồng Sĩ, xã Thượng Thôn; phía Tây giáp xã Thượng Thôn, xã Lũng Nặm. Xã Nội Thôn được chia thành 11 xóm: Cà Luộc - Cà Rể, Cả Tiểng, Làng Lỵ - Khản Sả, Lũng Chuống - Tểnh, Po - Lũng Pụng, Lũng Rì, Lũng Rại, Pác Tụ - Ngườm Vài - Lũng Xuân, Rủ Rả, Pác Hoan - Sộc Rẩu, Lũng Mảo - Tiểng Lằm.

Xã Nội Thôn thuộc tiểu vùng cao của huyện Hà Quảng, đặc điểm địa lý và khí hậu tại đây cũng mang những nét đặc trưng của tiểu vùng cao.Nơi đây hầu như không có sông suối, đất canh tác chủ yếu là đất trồng hoa màu. Hiện nay địa phương đang chú trọng phát triển nông nghiệp theo công nghệ VietGap với 2 loại cây chủ lực là lạc và gừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển kinh tế của địa phương.

2/ Người dân tộc Nùng có nhiều nhóm địa phương (thường gọi là ngành) Nùng khác nhau. Mỗi nhóm, ngoài những đặc điểm thống nhất, có thể có những nét riêng về trang phục, một số phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa và ngôn ngữ. Theo tên gọi, có hàng chục nhóm Nùng khác nhau: Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng Khen Lài, Nùng Slửa Tín, Nùng

U, Nùng Hu Lài, Nùng Dín... Người Nùng Vẻn được chính phủ Việt Nam xếp

vào nhóm dân tộc Nùng, trong danh mục tộc danh tại địa phương họ được gọi là người Nùng Vẻn. Người Nùng Vẻn tự nhận mình là người Nùng Ếnh.

Trong số các nhóm địa phương vừa nêu, xét về mặt ngôn ngữ, tiếng nói của người Nùng Vẻn có một sự khác biệt khá lớn so với tiếng nói của các ngành Nùng còn lại. Theo những nghiên cứu công bố trong thời gian gần đây, Nùng và Nùng Vẻn là những ngôn ngữ khác nhau; người Nùng Vẻn nói bằng một ngôn ngữ thuộc chi Ka Đai, khác với tiếng Nùng thuộc chi Kam - Tai của ngữ hệ Tai - Ka Đai [61].

3/ Hiện nay chỉ có duy nhất một bản người Nùng Vẻn sống tại bản Cả Tiểng, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cả Tiểng là một bản đặc biệt khó khăn của huyện Hà Quảng nằm trong thung lũng vùng cao Lục Khu, bốn bề là núi đá vôi bao bọc. Bà con nơi đây sống chủ yếu nhờ việc làm nương và chăn nuôi. Cây lương thực chính là ngô, đậu tương, lạc. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân. Bà con thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất chăn nuôi, nhiều gia đình ở sâu trong rừng còn chưa có điện phục vụ sinh hoạt.

Tính đến năm 2018, người Nùng Vẻn tại xã Nội Thôn chỉ có 205 nhân khẩu (43 hộ gia đình), sống khá tập trung gần các bản của người Nùng Giang, Nùng Inh; chủ yếu sống bằng việc làm nương và chăn nuôi gia súc gia cầm. Người Nùng Vẻn tại địa phương đa số mang họ Vương và họ Hoàng, số ít mang họ Dương và họ Lâm. Họ không nhớ di cư tới Việt Nam khi nào và theo cách nào.

Người Nùng Vẻn có tới hàng trăm bài cúng được lưu giữ bằng hình thức truyền khẩu. Trong quá trình điều tra, luận văn cũng thu thập được một số bài cúng còn được lưu giữ bằng hình thức này. Tuy nhiên, họ rất ít sinh hoạt văn hóa văn nghệ nên không có riêng cho cộng đồng mình những bài dân ca mượt mà hay những tác phẩm văn học dân gian để gửi gắm tâm tư tình cảm.

1.2.2. Tiếng Nùng Vẻn

1/ Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Jerold A. Edmondson, Nguyễn Văn Lợi, Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông [61]; tiếng Nùng Vẻn là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngoại biên của họ ngôn ngữ Tai - Ka đai ở Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù được xếp vào dân tộc Nùng nhưng nhóm người này nói một thứ tiếng không giống tiếng Tày, Nùng, hay Choang Nam - các ngôn ngữ thuộc nhánh Tai trung tâm, mà gần với các ngôn ngữ như La Ha, Pu Péo, Cơ Lao, La Chí, Pu Giang, Hlai (Lê) - ngôn ngữ của những tộc người có dân số rất ít, ngoại trừ người Hlai (Lê) ở đảo Hải Nam, còn lại đều phân bố ở dọc biên giới Việt - Trung thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng thuộc Việt Nam, huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam và bắc Quí Châu thuộc Trung Quốc.

2/ Nhóm tác giả cũng đã đưa ra một loạt các tiêu chí chứng tỏ tiếng Nùng Vẻn là một thành viên của nhóm ngôn ngữ ngoại biên và cho phép khẳng định rằng: Nùng Vẻn là một ngôn ngữ độc lập chứ không phải là một trong 6 ngôn ngữ ngoại biên đã được các nhà khoa học phát hiện trước kia. Theo đó:

Về mặt từ vựng, các tác giả cho rằng tiếng Nùng Vẻn chịu ảnh hưởng rõ rệt từ ngôn ngữ Tày, Nùng. Đây là những tộc người đã cùng cư trú và có quan hệ tiếp xúc từ lâu với người Nùng Vẻn. Trong số 557 từ cơ bản được các tác giả tiến hành điều tra có 230 từ chung giữa Nùng Vẻn và các ngôn ngữ Tày, Nùng, chiếm tỉ lệ 41%... Có thể nhận diện lớp từ này căn cứ vào sự gần gũi về hình thức ngữ âm của chúng trong tiếng Nùng Vẻn (ngôn ngữ vay mượn) và ngôn ngữ Tày, Nùng (ngôn ngữ nguồn vay mượn).

Một bộ phận không nhỏ những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản tiếng Nùng Vẻn có nguồn gốc chung với các ngôn ngữ Ka Đai... Để minh chứng cho luận điểm này, các tác giả đã đưa ra những con số cụ thể về từ chung giữa tiếng Nùng Vẻn và các ngôn ngữ La Ha, Pu Péo. Ví dụ: Tiếng Nùng Vẻn và La Ha và Pu Péo có 137/ 557 từ chung; Nùng Vẻn và La Ha có 233/557 từ chung; Nùng Vẻn hoặc với La Ha, hoặc với Pu Péo, hoặc với cả hai ngôn ngữ có 302/557 từ chung. Những từ chung giữa Nùng Vẻn với các ngôn ngữ La Ha, Pu Péo thuộc về lớp từ vựng cơ bản như các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, từ chỉ bộ phận cơ thể.

Về mặt ngữ âm, ở vị trí âm đầu của tiếng Nùng Vẻn có thể xuất hiện 25 phụ âm bao gồm: /p/, /pj/, /t/, /c/, /k/, /kw/, /ʔ/, /ph/, /phj/, /th/, /kh/, /khj/, khw/, /ʔb/, /θ/, /ɕ/, /m/, /n/, /ɲ/, /ŋ/, /l/, /r/, /hr/.

Ở vị trí âm chính, tiếng Nùng Vẻn có các nguyên âm cơ bản:/a/, /ɐ/, /ɛ/, /e/, /ə/, /i/, /o/, /ɔ/, /u/, /ɯ/, /ua/.

Ở vị trí âm cuối, tiếng Nùng Vẻn có thể xuất hiện các âm vị: /p, t, k, m, n, ŋ, u, i/

Thanh điệu trong tiếng Nùng Vẻn bao gồm 5 thanh trong âm tiết mở và 4 thanh trong âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh: /-p, -t, -k/

Thanh thứ nhất: thanh xuất phát cao, đi xuống, kết thúc độ cao trung bình, kèm theo hiện tượng tắc thanh môn; ghi 54ʔ (theo cách ghi thanh điệu của Triệu Nguyên Nhiệm)

Thanh thứ hai: xuất phát trung bình, đi ngang, sau đó đi xuống, kết thúc bằng tắc thanh môn; ghi 332ʔ

Thanh thứ ba: xuất phát hơi thấp, đi lên đến độ cao hơi hơi cao, sau đó đi xuống đến độ cao trung bình; kí hiệu ghi âm: 243.

Thanh thứ tư: xuất phát thấp, đi lên đến độ cao hơit thấp, sau đó đi xuống, kết thúc ở độ cao như điểm xuất phát; kí hiệu ghi âm: 121.

Thanh thứ năm: xuất phát trung bình, đi xuống, kết thúc ở độ cao hơi thấp; kí hiệu ghi âm: 32.

Thanh thứ sáu: xuất phát trung bình, đi lên kết thúc ở độ cao hơi cao; kí hiệu ghi âm: 34.

Thanh thứ bảy: thanh này xuất phát ở độ cao hơi thấp, đi lên, kết thúc ở độ cao trung bình, kí hiệu ghi âm: 23.

Thanh thứ tám: xuất phát ở độ cao hơi cao, đi xuống, kết thúc ở độ cao trung bình, kí hiệu 43.

Thanh thứ chín: xuất phát hơi cao, đi ngang, kết thúc ở độ cao như điểm xuất phát, kí hiệu ghi âm: 44.

Các tác giả của bài viết Nùng Vẻn (Ênh) - Một ngôn ngữ thuộc nhóm Ka Đai

mới được phát hiện là những người tiên phong trong nghiên cứu tiếng Nùng Vẻn.

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các tác giả đã tập trung vào việc phân tích ngữ âm tiếng Nùng Vẻn. Đây là tài liệu tham khảo quý để nhận biết những khác biệt trong cách nói của người Nùng Vẻn ở những độ tuổi khác nhau, nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn.

3/ Hiện nay, người Nùng Vẻn chưa có chữ viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ ở người nùng vẻn (huyện hà quảng cao bằng) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)