Mối liên hệ với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 26)

đương sự

Có thể thấy, trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc chủ đạo, thể hiện rõ đặc trưng của TTDS và dùng để phân biệt với ngành luật tố tụng khác. Nguyên tắc này có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự. Trong đó, các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ đó - quan hệ mang tính bảo vệ lợi ích “tư”. Trong BLTTDS 2015, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được ghi nhận tại Điều 5, được hiểu là “quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó”33. Theo đó, đương sự sẽ có quyền tự quyết định việc tham gia tố tụng, tự quyết định nội dung của yêu cầu (thay đổi, bổ sung, chấm dứt yêu cầu), quyền thỏa thuận với nhau, quyền hòa giải,...

Xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS, tác giả cho rằng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự bao gồm cả quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh. Bởi lẽ, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, nhưng để được Tòa án thụ lý thì đương sự phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đồng quan điểm với tác giả, PGS.TS Phạm Hữu Nghị cũng đã có cách phân chia như sau: “quyền tự định đoạt của đương sự bao gồm: quyền khởi kiện, quyền đưa ra chứng cứ, bổ sung chứng cứ và chứng minh; quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu và rút đơn khởi kiện; quyền thương lượng, hòa giải”34. Như vậy, theo như trên thì chứng cứ và chứng minh cũng là một nội dung của quyền tự định đoạt của đương sự.

Xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS, tác giả cho rằng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự bao gồm cả quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh. Bởi lẽ, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, nhưng để được Tòa án thụ lý thì đương sự phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đồng quan điểm với tác giả, PGS.TS Phạm Hữu Nghị cũng đã có cách phân chia như sau: “quyền tự định đoạt của đương sự bao gồm: quyền khởi kiện, quyền đưa ra chứng cứ, bổ sung chứng cứ và chứng minh; quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu và rút đơn khởi kiện; quyền thương lượng, hòa giải”34. Như vậy, theo như trên thì chứng cứ và chứng minh cũng là một nội dung của quyền tự định đoạt của đương sự. Nhà nước và pháp luật, số 12, tr.39 – 40.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 26)