Trong giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thụ lý vụ việc dân sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 31 - 34)

Khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS. Tuy nhiên, khởi kiện hay yêu cầu của các chủ thể nếu muốn làm phát sinh nghĩa vụ thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án thì phải tuân thủ đúng và đủ các điều kiện khởi kiện43, yêu cầu về hình thức khởi kiện và tạm ứng án phí.

Ta thấy rằng, ngoài các điều kiện khác, ngay cả khi nộp đơn khởi kiện, yêu cầu, thì người khởi kiện đã phải xuất trình cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh mình có quyền khởi kiện đối với một chủ thể về quan hệ pháp luật nhất định. Bởi, giai đoạn khởi kiện, yêu cầu là giai đoạn đầu tiên khởi động cho quá trình tố tụng cho nên việc cung cấp tài liệu chứng cứ cũng là lẽ đương nhiên. Theo đó, trong những trường hợp cụ thể, tùy theo từng loại vụ việc, quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các chứng cứ, tài liệu cần thiết ban đầu44

.

Việc pháp luật quy định người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ cần thiết ban đầu đã giúp cho Tòa án có cơ sở để xem xét thụ lý vụ việc. Song, họ không có nghĩa vụ phải cung cấp toàn bộ các chứng cứ cùng một lúc khi nộp đơn

43 Các điều kiện khởi kiện bao gồm: (i) Chủ thể khởi kiện phải đáp ứng điều kiện về tư cách pháp lý; (ii) Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015; (iii) Yêu cầu khởi kiện phải được thể hiện dưới hình thức đơn khởi kiện, có đủ các nội dung tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015; (iv) Cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm kèm theo đơn khởi kiện và (v) Đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ phải được nộp cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

44 Tham khảo tại trang http://luatminhtam.com/ho-so-khoi-kien-vu-an-dan-su, truy cập ngày 05/05/2021. Tài liệu cần có để người khởi kiện giao nộp kèm theo đơn khởi kiện trong tất cả các loại tranh chấp là: giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể. Ngoài ra, đối với tranh chấp về hợp đồng còn nộp bản hợp đồng do các bên ký kết hoặc giấy tờ xác nhận các bên đã giao kết hợp đồng,…; đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại: các chứng cứ, tài liệu xác định hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, lỗi của các bên,…; đối với tranh chấp về thừa kế cần phải có di chúc (nếu có), giấy chứng tử của người để lại di sản, bản kê khai các di sản, các giấy tờ sở hữu của người để lại di sản,…Hay đối với tranh chấp hôn nhân và gia đình thì cần nộp thêm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản chung, riêng của vợ chồng,...v.v

25

khởi kiện cho Tòa án mà chỉ bắt buộc cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ có quyền khởi kiện, yêu cầu với người bị kiện. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, một chứng cứ được coi là “hợp lệ” ngoài việc thỏa mãn những đặc tính cơ bản của chúng45 thì phải đáp ứng thêm những điều kiện tương ứng với từng loại nguồn chứng cứ cụ thể được quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn thi hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi là Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP). Nếu chủ thể chứng minh không cung cấp chứng cứ đúng theo quy định thì chứng cứ sẽ không được Tòa án chấp nhận.

Ví dụ: Ngày 26/4/2005, Ông Trần Đức K có mua của bà Vũ Thị M 40m2 đất trong thửa đất 100m2 tại GL-Hà Nội, việc mua bán bằng giấy viết tay, bên bán đã bàn giao đất, bên mua đã trả đủ tiền và đã xây dựng nhà trên đất. Theo thỏa thuận, trong thời hạn tối đa 6 tháng bên bán phải làm thủ tục tách sổ đỏ cho bên mua và chịu toàn bộ chi phí. Nhưng đến nay bên bán vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tách sổ đỏ cho bên mua, dẫn đến việc bên mua khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng mua bán và yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, với tâm lý chỉ có giấy mua bán viết tay là căn cứ bảo vệ quyền lợi cho mình và cũng là chứng cứ duy nhất nên khi khởi kiện bà M, ông K đã không cung cấp cho Tòa bản gốc tờ giấy viết tay mà chỉ cung cấp bản photo nên đã bị Tòa từ chối chấp nhận chứng cứ căn cứ vào khoản 1 Điều 95 BLTTDS 201546.

Mặc dù, pháp luật yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ khi khởi kiện là hoàn toàn hợp lý nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp chủ thể không thể tự mình thu thập, cung cấp chứng cứ do trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế hoặc sự chống đối, chây ỳ của phía đối lập hay sự trì trệ trong việc cung cấp thông tin từ các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội,…Và phải chăng nếu người khởi kiện không cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn

45

Để được xem là chứng cứ của vụ việc dân sự thì phải thỏa 03 đặc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp (được quy định tại Điều 93 BLTTDS 2015).

46

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp không tuân thủ điều kiện để được xem là chứng cứ theo khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015 nhưng vẫn được Tòa án chấp nhận và dùng như chứng cứ tại phiên tòa (Xem phụ lục sô 04).

26

khởi kiện thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện47? Hay Tòa án vẫn thụ lý rồi sẽ yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung sau?

Điểm mấu chốt trong vấn đề này là chúng ta “cần phải phân biệt nghĩa vụ nộp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện với việc bổ sung đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện chưa đầy đủ về mặt nội dung thì phải bổ sung, nếu không bổ sung đầy đủ nội dung thì đơn đó chưa hợp lệ, Tòa án không thể nhận đơn đó để thụ lý. Còn tài liệu, chứng cứ là những căn cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện thì họ có quyền xuất trình trong suốt quá trình giải quyết vụ án và ngay cả tại phiên tòa chứ không đòi hỏi phải xuất trình ngay trước khi thụ lý vụ án”48. Nói cách khác, người khởi kiện không có nghĩa vụ phải giao nộp đầy đủ cho Tòa những gì mà họ đang có mà chỉ bắt buộc cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu. Những tài liệu, chứng cứ đó là tài liệu, chứng cứ ban đầu, “hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khởi kiện bị xâm phạm”49 và được coi như một thành phần bắt buộc phải có kèm theo đơn khởi kiện, làm cơ sở giúp Tòa án xem xét có hay không thụ lý vụ án.

Bên cạnh đó, theo tinh thần của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi là Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP), “chưa có đủ điều kiện khởi kiện” là “trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó”50. Như vậy, chỉ khi người khởi kiện không cung cấp tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh mình có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu (hoặc không nộp bất cứ tài liệu, chứng cứ nào) mà không có lý do chính đáng thì mới được xem là trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện. Còn nếu đã cung cấp chứng cứ chứng minh có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu nhưng những chứng cứ

47 Điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015. 48

Trường Cán bộ Tòa án – Tòa án nhân dân tối cao (2013), “Trao đổi nghiệp vụ năm 2012”, http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676662/27676768?p_page_id=27676768&pers_id=276761 64&folder_id=&item_id=57070901&p_details=1, truy cập ngày 05/5/2021.

49 Khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015. 50 Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.

27

khác lại không được đầy đủ thì đây không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện, Tòa sẽ xem xét thụ lý vụ án và để cho các đương sự tiếp tục bổ sung, thậm chí còn có thể tham gia hỗ trợ các đương sự thu thập chứng cứ.

Cũng bàn về nội dung này, trong Tố tụng hành chính, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã có cách giải quyết tương tự: “Trường hợp người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm kèm theo đơn khởi kiện, thì Tòa án vẫn phải xem xét, thụ lý vụ án theo quy định... Trường hợp không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm thì Tòa án bác yêu cầu khởi kiện”51.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 31 - 34)